【kết quả câu lạc bộ bồ đào nha】Đầu tư và tăng trưởng quỹ BHXH: Đảm bảo an toàn, có lãi

quỹ bh

Đến hết năm 2016,ĐầutưvàtăngtrưởngquỹBHXHĐảmbảoantoàncólãkết quả câu lạc bộ bồ đào nha kết dư các quỹ BHXH là 453,5 nghìn tỷ đồng.

Sinh lời từ đầu tư khoảng 34.407 tỷ đồng

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hoạt động đầu tư quỹ BHXH thời gian qua được thực hiện đảm bảo theo đúng phương án đầu tư đã được Hội đồng quản lý BHXH thông qua, tăng tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn; hoạt động đầu tư đảm bảo an toàn, chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật

Theo đó, số tiền đầu tư quỹ BHXH trong năm 2016 là 150.061 tỷ đồng, số thu hồi (gốc) là 67.071 tỷ đồng. Tổng số dư nợ đầu tư quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT đến cuối năm 2016 là 500.258 tỷ đồng. Các hình thức đầu tư chủ yếu là mua trái phiếu chính phủ (TPCP), cho ngân sách nhà nước (NSNN) vay, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại (NHTM) có chất lượng hoạt động lành mạnh xếp theo loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Đây đều là những hình thức đầu tư an toàn, ít rủi ro và lợi nhuận tốt (được quy định tại Nghị định số 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp).

Báo cáo hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH cho thấy, số tiền sinh lời của hoạt động đầu tư trong năm 2016 khoảng 34.407 tỷ đồng, tăng 1.930 tỷ đồng so với năm 2015 (tương ứng với 5,9%). Tỷ lệ tiền lãi thu được tính trên số dư nợ đầu tư bình quân đạt 7,23%, cao hơn mức lạm phát năm 2016 (4,73%). Tuy nhiên, tỷ lệ lãi đầu tư bình quân có xu hướng giảm do tình hình kinh tế vĩ mô trong các năm gần đây ổn định, lạm phát duy trì ở mức thấp (trung bình khoảng 5%/năm). Chính phủ đã có nhiều biện pháp hạ lãi suất huy động làm cho lãi suất TPCP và lãi suất tiền gửi tại các NHTM giảm rõ rệt.

Về đầu tư TPCP, danh mục đầu tư đến hết năm 2016 đạt 419.500 tỷ đồng. Đây là danh mục đầu tư lớn nhất, chiếm 83,86% tổng số đầu tư. Do thực hiện mua TPCP với kỳ hạn dài 10 năm nên lợi nhuận đầu tư bình quân đạt 7,6%/năm, cao hơn mức bình quân thị trường tại thời điểm hiện nay. TPCP là danh mục đầu tư an toàn, không có rủi ro, có lợi nhuận đầu tư bình quân cao.

Thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản lý BHXH, hàng năm, BHXH Việt Nam ưu tiên tập trung đầu tư theo hình thức cho NSNN vay hoặc mua TPCP. Từ giữa năm 2011 đến nay, BHXH Việt Nam có đầu tư vào hệ thống NHTM thông qua việc ký hợp đồng đầu tư với 5 NHTM được Ngân hàng Nhà nước đánh giá hoạt động ổn định, lành mạnh và đều là các ngân hàng mà Nhà nước nắm đa số cổ phần chi phối, gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Quân đội, NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Số đầu tư tại các NHTM đến hết năm 2016 là 78.079 tỷ đồng, chiếm 15,61% tổng số dư đầu tư. Nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và đáp ứng kịp thời chi trả các chế độ BHXH, việc đầu tư vào vào hệ thống NHTM được thực hiện bằng phương án chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn (6 tháng), với mức lãi suất bình quân gửi tiền tại NHTM kỳ hạn 6 tháng là 5,3%. Các khoản đầu tư tại các NHTM nêu trên là danh mục đầu tư ít rủi ro, có độ an toàn cao.

Ngoài ra, để đảm bảo tăng trưởng quỹ, BHXH còn đầu tư vào dự án Thủy điện Lai Châu. Đây là dự án thủy điện quan trọng, được Chính phủ cho phép đầu tư từ năm 2011, với số đầu tư 6.000 tỷ đồng. Trong năm 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trả nợ và thanh toán trước hạn một số khoản vay, số tiền còn lại theo hợp đồng đến hạn trả trong năm 2018 là 2.678,5 tỷ đồng. Lãi suất đầu tư bình quân của danh mục này đạt 9,2%/năm- đây là danh mục đầu tư có lãi suất đầu tư cao và an toàn.

Kết dư các quỹ BHXH đạt 540.681 tỷ đồng

Theo Luật BHXH 2014, từ 1/1/2016, quỹ BHXH bắt buộc và quỹ BHXH tự nguyện nhập thành một quỹ chung. Đến hết năm 2016, kết dư các quỹ BHXH là 453,5 nghìn tỷ đồng. Với tình hình tăng trưởng an toàn, ổn định từ việc đầu tư quỹ BHXH năm 2016 nêu trên, dự kiến kết dư các quỹ BHXH đạt 540.681 tỷ đồng, tăng 19,23% so với năm 2015.

Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 1083/2015/UBTVQH13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý với Chính phủ với số tiền NSNN phải chuyển vào quỹ BHXH để đóng BHXH cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1/1/1995 là 22,09 nghìn tỷ đồng và giao Chính phủ thực hiện việc chuyển kinh phí này hàng năm vào quỹ BHXH, hoàn thành vào năm 2020.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong bối cảnh quỹ đang kết dư như hiện nay, số tiền này sẽ được sử dụng đầu tư tăng trưởng. Phương án được đề xuất là Chính phủ nhận nợ thông qua việc phát hành TPCP từng năm như sau: Năm 2018 là 6.000 tỷ đồng, năm 2019 là 6.000 tỷ đồng và năm 2020 là 10.090 tỷ đồng. Phương án này có nhược điểm là làm tăng trần nợ công của Chính phủ, nhưng có ưu điểm sớm hoàn thành việc trả nợ quỹ BHXH. Đồng thời, NSNN có điều kiện tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách đã ban hành đến năm 2020.

Toàn bộ số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH thu được trong năm được sử dụng theo quy định tại Nghị định số 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Theo đó, số tiền sinh lời bổ sung vào quỹ BHXH khoảng 20.094 tỷ đồng, quỹ BH thất nghiệp khoảng 3.683 tỷ đồng, số còn lại được phân bổ vào quỹ BHYT, trích chi phí quản lý BHXH.

Hà My