【kèo slovakia】Những lời gan ruột của cô giáo 27 năm trong nghề
Diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?ữnglờiganruộtcủacôgiáonămtrongnghềkèo slovakia" hiện vẫn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả VietNamNet.
Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Thu Thủy - người đã có 27 công tác trong ngành giáo dục tại một tỉnh miền núi phía Bắc (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Là người trong cuộc, tôi chỉ muốn đưa ý kiến của mình để ngành giáo dục trở lên trong sạch hơn, tốt đẹp hơn và các thầy cô giáo cảm thấy hạnh phúc với nghề nghiệp mình đã chọn gắn bó cả đời.
Những điều tôi viết là hiện thực đang diễn ra, tuy không êm tai nhưng đã đến lúc cần nhìn thẳng để tháo gỡ những tiêu cực của ngành.
Đầu tiên là…
Đến hầu hết các trường phổ thông công lập, mọi người đều nhìn thấy khẩu hiệu: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thường được treo ở vị trí trung tâm, trang trọng nhất. Thế nhưng, để trở thành một tấm gương như những lời đẹp đẽ trong khẩu hiệu kia, không ít thầy cô giáo đã phải tự chống lại sự cao quý của nghề nghiệp.
Đầu tiên,vẫn là khoản tiền đâu.Muốn trở thành viên chức của ngành giáo dục, đương nhiên các cử nhân sư phạm phải tham gia những kì thi tuyển dụng, nhưng đó mới chỉ là trên văn bản công khai. Còn với những gì tôi biết trong 27 năm trong ngành giáo dục, đằng sau những văn bản tuyển dụng công khai kia nếu không có khoản “đầu tiên”này, nhiều người khó có thể lọt qua cánh cửa chật hẹp với muôn vàn lí do trời ơi đất hỡi.
Thế mới có chuyện năm học này, khi những thông tin đăng tải trên mạng xã hội về tỉnh A đang thiếu giáo viên trầm trọng được đăng tải, lập tức nhận được những bình luận như “Thiếu ư, phải có từ 200 đến 300 triệu mới vào được nhé!”, “Bằng của mình treo lên gác bếp mấy năm rồi.”, “Không biết là nên khóc hay nên cười đây bạn”…
Nhiều trường sư phạm đã gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh, khi trúng tuyển rồi cũng không ít sinh viên bỏ học. Một trong những lí do mà các em đưa ra là “Nhà em không có tiền để xin việc. Bố mẹ em bảo, anh A, chị B ra trường mấy năm rồi cuối cùng cũng đi làm công nhân thôi nên học làm gì!”.
Ra trường, mòn mỏi chờ đợi để đợi cơ hội xin việc mà trọng tâm vẫn là lo đủ khoản phí xin việc này thì thử hỏi, một sinh viên yêu nghề dạy học, nỗ lực rất nhiều khi học trường sư phạm liệu có hạnh phúc không khi qua cánh cổng "đầu tiên"để vào ngành?
Tiếp theo…
Nghề giáo là nghề phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Chỉ cần đề cập đến chuyện sắp xếp nhân lực trước khi vào năm học thôi cũng thấy áp lực đè lên các thầy cô giáo như thế nào.
Xin được việc rồi bây giờ phải tính đến sự yên tâm công tác. Có một chính sách có mục tiêu rất nhân văn, công bằng là tăng cường, biệt phái, điều chuyển giáo viên từ trường nọ sang trường kia, đặc biệt ở những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn… Nhưng trên thực tế triển khai, cứ đến đầu năm học, các trường học lại nhao cả lên. Người không có tiền thì như ngồi trên đống lửa, còn kẻ có tiền thì cứ ung dung. Lí do đơn giản là sự sắp xếp này có thể... mua được bằng tiền.
Thế là, một bầu không khí nặng nề bao trùm lên lên nhà trường. Các thầy cô không thể tập trung vào công việc mà còn lo cho bản thân mình. Đã có những cuộc họp để “bốc thăm” cho người ở lại hay người ra đi, căng thẳng và đầy nghi ngờ nhau của những con người cùng là đồng nghiệp dưới một mái trường. Những ngày này, mỗi ngày đến trường không thể là ngày vui được.
Giáo viên gọi những việc này là “rung cây dọa khỉ”,ý nói biết đường thì đi mà lo, mà chạy...
Trong môi trường như vậy, thầy cô có hạnh phúc không?
Cuối cùng
Nhiều người cho rằng, nghề giáo là nghề thanh bần. Điều này đúng với số đông với những thầy cô, còn với thiểu số những người làm công tác quản lý thì không hẳn thế.
Một ngành sử dụng đông nhân lực nên quyền hành của người quản lý thật ghê gớm và độ giàu có của họ thật khó nói. Có Trưởng phòng giáo dục của một huyện nghèo nhưng cuộc sống sang chảnh khác biệt một trời một vực với những thầy cô giáo lam lũ khác. Họ có nhà cao cửa rộng, đất đai, đi xe ô tô đẹp, dùng điện thoại sang, vợ con họ hàng đều được hưởng phúc lây... Thật sự đối nghịch với các thầy cô quần áo bê bết bùn đất, ì ạch đẩy những chiếc xe cà khổ, thậm chí ngã sõng soài ra trên mặt đường miền núi trơn trượt vì mưa lũ để đến những điểm trường còn dột nát, nghèo nàn...
Người ta thường định nghĩa hạnh phúc là sự thoản mãn một nhu cầu nào đó, làm cho con người cảm thấy sung sướng, phấn khởi, hài lòng và tin tưởng. Bao giờ để các thầy cô mới được hạnh phúc với nghề mình đã chọn, để trường học là nơi hạnh phúc với chính thầy cô? Câu hỏi không hề dễ trả lời.
Thu Thủy(Giáo viên)
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |