Theáogỡvướngmắctrongquảnlýngoạihốivớihoạtđộkết kết quả bóng đá hôm nayo NHNN, trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 19, đặc biệt sau khi Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp (DN) 2014 có hiệu lực thi hành, đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập. Các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến Thông tư 19 chủ yếu xuất phát từ sự không thống nhất giữa quy định tại Luật Đầu tư 2014, Luật DN 2014 và quy định về quản lý ngoại hối (Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối) do các pháp lệnh này được xây dựng và ban hành căn cứ trên Luật Đầu tư 2005 và Luật DN 2005.
Vì vậy, việc xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 19 chưa thể giải quyết triệt để các vướng mắc liên quan đến các quy định gốc tại Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối. Trước mắt, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 19 tập trung xử lý, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập liên quan đến quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Trên cơ sở đó, dự thảo thông tư được xây dựng theo định hướng sửa đổi một số quy định tại Thông tư 19 để phù hợp với quy định pháp luật về đầu tư và giải quyết các vướng mắc nổi cộm hiện nay của tổ chức tín dụng (TCTD), DN, bao gồm các nội dung về việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, chuyển tiền cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Bổ sung, quy định rõ hơn một số nội dung chưa được quy định tại Thông tư 19 để các TCTD, tổ chức, cá nhân có cơ sở triển khai trong thực tế, bao gồm các nội dung về tài khoản, đồng tiền sử dụng để thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn góp.
Vướng mắc trong xác định hình thức, loại hình DN FDI
Một trong những vướng mắc khi triển khai Thông tư 19 hiện nay là khó khăn trong việc xác định hình thức đầu tư và loại hình DN FDI. Luật Đầu tư 2014 không còn sử dụng khái niệm “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư gián tiếp” để phân biệt tính chất, hình thức đầu tư mà chỉ quy định cụ thể các hình thức đầu tư tại Việt Nam (bao gồm: thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, hợp đồng hợp tác công tư - PPP, hợp đồng hợp tác kinh doanh - BCC).
Đồng thời, Luật Đầu tư 2014 cũng chỉ sử dụng khái niệm “đầu tư” chung và “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Trong khi đó Pháp lệnh Ngoại hối, Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, Nghị định 70/2014/NĐ-CP và Thông tư 19 (ban hành trước Luật Đầu tư 2014) vẫn quy định khái niệm: “đầu tư trực tiếp nước ngoài”, “đầu tư gián tiếp nước ngoài”, “DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”, “tài khoản vốn đầu tư trực tiếp”, “tài khoản vốn đầu tư gián tiếp”,...
Việc không thống nhất trong các tiêu chí xác định hình thức đầu tư (trực tiếp/gián tiếp) dẫn đến khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài, DN, TCTD trong việc xác định DN FDI, đối tượng thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối tượng phải mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, tài khoản sử dụng để chuyển vốn vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam,... Đồng thời, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý, giám sát hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo đúng tính chất đầu tư.
Sửa đổi khái niệm DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để giải quyết vướng mắc trong việc xác định rõ hình thức đầu tư và loại hình DN, dự thảo thông tư đã sửa đổi khái niệm “DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” , theo đó “DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” gồm:
Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông, trong đó nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế; DN dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Dự thảo cũng bổ sung quy định cụ thể các đối tượng phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bao gồm: DN FDI; nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập DN dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Như vậy, việc quy định cụ thể về DN FDI và các đối tượng phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (DN FDI, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện hợp đồng PPP) như nêu trên đã giải quyết được vướng mắc của TCTD, DN, đồng thời đảm bảo phù hợp với nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối, pháp luật về đầu tư và đầu tư theo hình thức PPP quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP./.
H.Y