【w2ket qua bong da】Hoàn thiện thể chế để thị trường chứng khoán phát triển an toàn, bền vững
Trình bày tờ trình,ànthiệnthểchếđểthịtrườngchứngkhoánpháttriểnantoànbềnvữw2ket qua bong da Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, việc xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) nhằm hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững, an toàn của thị trường chứng khoán (TTCK), đáp ứng yêu cầu hội nhập; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với TTCK; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tờ trình Luật Chứng khoán (sửa đổi) tại Quốc hội. Ảnh: Quang Phúc. |
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội do Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, so với Luật Chứng khoán hiện hành, dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) lần này có phạm vi điều chỉnh bao quát hơn, bao gồm cả hoạt động thị trường, chủ thể thị trường và hoạt động quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, phạm vi sửa đổi bảo đảm yêu cầu rõ ràng; đồng thời bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong đó có việc phát triển thị trường vốn và TTCK.
Tăng điều kiện vốn điều lệ công ty đại chúng lên 30 tỷ đồng
Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo luật được sửa đổi, bổ sung, chuẩn hóa các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng theo hướng chặt chẽ hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Dự thảo luật cũng đã tách bạch điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho phù hợp với tính chất của đợt chào bán. Dự thảo đã nâng vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng, kết quả hoạt động kinh doanh, quy mô, tần suất phát hành, gắn việc chào bán chứng khoán ra công chúng với niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán, bảo đảm lựa chọn những công ty có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, năng lực tài chính tốt và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) bao gồm 10 chương, 136 điều. So với Luật Chứng khoán hiện hành, dự thảo luật sửa đổi 97 điều, bổ sung 31 điều, bãi bỏ 31 điều và giữ nguyên 8 điều. Nội dung dự thảo luật đã bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa 8 nhóm chính sách đề nghị xây dựng dự án luật đã được Chính phủ thông qua.
Cùng với đó, đối với công ty đại chúng, dự thảo luật sửa đổi điều kiện về cơ cấu cổ đông (có tối thiểu 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ) cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế; đồng thời, nâng điều kiện về vốn điều lệ đã góp tối thiểu từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng.
Thẩm tra về quy định này, Chủ nhiệm UBKT Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến thành viên UBKT tán thành với tờ trình của Chính phủ và cho rằng, việc nâng điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng và điều kiện trở thành công ty đại chúng là cần thiết để nâng cao chất lượng, sự ổn định của cổ phiếu đưa vào TTCK và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như quy mô TTCK hiện tại.
Mặt khác, với tính chất phức tạp và rủi ro của TTCK, quy định nâng mức vốn điều lệ sẽ hạn chế những rủi ro cho các doanh nghiệp có khả năng tài chính còn thấp khi tham gia vào thị trường.
Theo báo cáo của Chính phủ, hiện tại có 81,04% công ty đại chúng có mức vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên, do đó việc tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng sẽ chỉ tác động đến khoảng 18% các công ty đại chúng đang hoạt động.
Tuy nhiên, “để bảo đảm tính khả thi của điều luật, đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ hơn nữa cơ sở của việc đưa ra đề xuất về mức vốn trên; đồng thời đánh giá đầy đủ tác động về kinh tế, xã hội của quy định này đối với các đối tượng liên quan” - Chủ nhiệm UBKT cho biết.
Tăng thẩm quyền cho UBCKNN và tăng chế tài xử phạt
Theo tờ trình Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày, dự thảo luật bổ sung một số quyền cho UBCKNN như: yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra; yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng đối với các trường hợp có dấu hiệu thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động chứng khoán và TTCK; yêu cầu doanh nghiệp viễn thông cung cấp tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, thời gian gọi để xác minh, xử lý các hành vi bị cấm.
Với những quy định này, dự thảo luật đã khắc phục hạn chế của luật hiện hành, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế, phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán đạt hiệu quả, bảo đảm phù hợp với các luật khác có liên quan như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Viễn thông....
Cùng với đó, để có chế tài đủ mạnh, nâng cao tính răn đe, phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên thị trường, dự thảo quy định về mức phạt tối đa theo hướng: Đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính minh bạch, an toàn của thị trường như thao túng thị trường, giao dịch nội bộ... thì mức phạt tiền tối đa là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân; đối với các hành vi vi phạm khác quy định mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Thẩm tra về quy định này, đa số ý kiến đồng tình với quy định nâng mức phạt tiền tối đa về xử phạt hành chính để bảo đảm tính răn đe do tính chất, mức độ vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng và tài chính nói chung ngày càng phức tạp và tinh vi, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của TTCK. Tuy nhiên, cần lưu ý hướng dẫn rõ việc xác định khoản thu trái pháp luật để có cơ sở xác định mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 132 của dự thảo luật.
UBKT cũng đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình cơ sở đề xuất mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giao dịch nội bộ và giao dịch thao túng TTCK; rà soát các quy định liên quan; đồng thời, bổ sung điều khoản giao Bộ Tài chính quy định việc xác định các khoản thu trái pháp luật nêu tại dự thảo luật./.
Duy Thái