【kqbd duc 2】Ngân hàng “nóng lòng” chuyển đổi số bởi áp lực từ các Fintech

Công ty kiểm toán PwC đã thực hiện một cuộc khảo sát với 30 ngân hàng tại khu vực Đông Nam Á để tìm hiểu về kế hoạch cũng như các khó khăn,ânhàngnónglòngchuyểnđổisốbởiáplựctừcákqbd duc 2 thách thức của họ trong quá trình chuyển đổi số. 

Kết quả cho thấy, trong cách tiếp cận của các ngân hàng, chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là việc cải thiện kiến trúc và cơ sở hạ tầng công nghệ. Theo đó, khi nói tới động lực chuyển đổi số, 68% các ngân hàng tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cho biết, họ muốn nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 56% các ngân hàng muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua chuyển đổi số và 41% mong muốn kiếm được nhiều khách hàng hơn. 

Trong mắt các ngân hàng, chuyển đổi số sẽ giúp họ giảm gánh nặng chi phí và đạt được mục tiêu tăng trưởng mới. Để đạt mục tiêu của mình, 82% các ngân hàng được khảo sát đã chuyển đổi số các kênh tiếp cận khách hàng. Trong khi đó, 68% lại lựa chọn cách tiếp cận theo hướng chuyển đổi số các quy trình hoạt động.

Chuyển đổi số đang được xem là một xu hướng không thể thay đổi trong ngành ngân hàng. 

Khi lựa chọn chuyển đổi số, các lo lắng lớn nhất của khối ngân hàng việc triển khai không hiệu quả (62%), các nguy cơ về an ninh mạng (59%) và làm sao để xây dựng được một lộ trình chuyển đổi số phù hợp (36%).

Khảo sát của PwC cho thấy, có tới 90% các ngân hàng có hứng thú với việc ứng dụng công nghệ đám mây để chuyển đổi số. Tuy vậy, theo PwC, các ngân hàng thường có hệ thống “core banking” cũ, không tương thích và khó tích hợp các hệ thống mới. Do vậy, trong quá trình chuyển đổi số, các ngân hàng cần “module hóa” cấu trúc của mình để đảm khả năng tương thích với các công nghệ mới. 

Về con người, đang có sự tách biệt tương đối rõ về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng. Chuyển đổi số đòi hỏi các ngân hàng cần có những người am hiểu cả về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ.

PwC cũng cho hay, sở dĩ các ngân hàng “nóng lòng” muốn chuyển đổi số bởi những sức ép và áp lực tới từ các công ty Fintech. Để đối phó với thách thức này, nhiều ngân hàng muốn hiện đại hoá kiến trúc và nền tảng hạ tầng, cố gắng kết hợp với các công ty Fintech nhằm đẩy nhanh tiến trình số hóa, chuyển đổi số, tối ưu quy trình vận hành công nghệ.

Sự nổi lên của các Fintech được xem là một động lực quan trọng khiến ngành ngân hàng phải thay đổi, ứng dụng công nghệ nhiều hơn. 

Trước đó, báo cáo về "Cách mạng thanh toán: Định hướng 2025 và tầm nhìn tương lai" của PwC cũng đã chỉ ra rằng, 85% người tham gia khảo sát có ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, trong đó 71% sử dụng các ứng dụng này ít nhất một lần một tuần.

Thị trường Việt Nam hiện là “mảnh đất” màu mỡ với sự cạnh tranh khốc liệt của hơn 40 nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử. Theo dự đoán, trong vòng 3-5 năm tới, thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh. Đây cũng là một trong những lý do khiến các ngân hàng “sốt sắng” chuyển đổi số, mang đến những trải nghiệm mới nhằm giữ chân và phát triển người dùng mới. 

Số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố tại Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2023 cho thấy, khoảng 74,63% người trưởng thành tại Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng. Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã có hơn 90% các giao dịch khách hàng được thực hiện trên kênh số. Nhiều tổ chức tín dụng đã giảm được tỷ lệ chi phí trên thu nhập xuống ngưỡng 30% nhờ tích cực chuyển đổi số.

Ngân hàng Nhà nước hiện đang phối hợp với Bộ Công an để làm sạch khoảng 25 triệu hồ sơ khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia. Việc liên thông cơ sở dữ liệu với Bộ Công an được dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023 sẽ tạo điều kiện để cung cấp các dịch vụ chấm điểm tín dụng, xác thực chính chủ, áp dụng sinh trắc học và giải quyết các hành vi gian lận. 

Ngân hàng hoạt động hiệu quả, giảm chi phí nhờ kết nối dữ liệu, chuyển đổi số

Ngân hàng hoạt động hiệu quả, giảm chi phí nhờ kết nối dữ liệu, chuyển đổi số

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch thông tin 25 triệu khách hàng để phục vụ hoạt động tín dụng và nhiều hoạt động nghiệp vụ khác.