【soi keo c2】"Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước "

quotkhai thac nguon luc tai chinh tu dat dai va tai san nha nuoc quot

Quang cảnh hội thảo.

Đề án này được Bộ Tài chính xây dựng nhằm đưa ra các giải pháp khai thác nguồn lực tài chính góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước theo Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã đề ra.

Các nhà khoa học,ácnguồnlựctàichínhtừđấtđaivàtàisảnNhànướsoi keo c2 các chuyên gia có mặt tại hội thảo đã tập trung thảo luận một số nội dung trọng tâm của đề án như việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan đơn vị, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; từ tài sản kết cấu hạ tầng,…

Với hai phương án dự kiến thu ngân sách từ đất đai trong đề án: Phương án 1, tổng số thu NSNN từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất) bình quân là 81.646 tỉ đồng/năm; Phương án 2,tổng số thu NSNN từ đất bình quân là 98.624 tỉ đồng/năm với giả định giá đất tăng 20% (không tính trượt giá) và có dự kiến phát sinh thêm khoản thu đối với thuế tài sản, dự kiến NSNN sẽ tăng đáng kể với mức thu dự báo từ việc cho thuê đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính là khoảng 1.46,5 tỉ đồng/năm; số thu từ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch tăng khoảng hơn 18.00 tỉ đồng/năm; số thu từ bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là hơn 3.800 tỉ đồng. Riêng số thu từ sắp xếp lại nhà đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ của Thủ tướng Chính phủ sẽ đạt khoảng 100.000 tỉ đồng…

Nghị quyết của Đại hội Đảng khoá XI đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân (7- 8)%/năm; GDP năm 2020 bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD. Trong giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ (6,5-7)%/năm. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 33,5-35% GDP; thu nhập thực tế của dân cư đến năm 2015 gấp từ 2-2,5 lần so với năm 2010.

Để đạt được mục tiêu khai thác tối đa nguồn lực tài chính từ đất đai tập trung vào NSNN trong cả giai đoạn 2011-2020, Bộ Tài chính cho biết, cần phải tiếp tục đổi mới chính sách tài chính về đất đai, nhà nước chủ động điều tiết giá đất trong thị trường bằng quan hệ cung - cầu; đảm bảo xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Cụ thể, khung giá đất hiện tại dự kiến sẽ bị bãi bỏ. Chính phủ chỉ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất theo cơ chế thị trường; Bảng giá đất được xây dựng chi tiết hơn theo vị trí, vùng, mục đích sử dụng đất và điều chỉnh kịp thời khi thị trường có biến động lớn; làm căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính, tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và các mục tiêu khác trong quản lý đất đai. Trong trường hợp chưa kịp điều chỉnh bảng giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể.

Ngoài ra, phương pháp định giá đất cũng sẽ được cải cách để giá đất sát giá thị trường, khắc phục tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chủ yếu kiếm lời từ chênh lệch giá đất; Tiếp tục nghiên cứu có cơ chế buộc người chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải khai báo trung thực giá đất chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, Nhà nước đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất "sạch" để đấu giá. Thực hiện đấu thầu các dự án có sử dụng đất; hạn chế tối đa tình trạng giao đất, cho thuê đất theo phương thức chỉ định nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai đối với các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, số thu NSNN từ đất tăng trưởng cao qua các năm tạo nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao nhất và có mức tăng cao nhất. Có thể minh chứng qua các số liệu cụ thể như: Năm 2002 số thu các khoản từ đất khoảng 5.486 tỉ đồng, chiếm 4,4% tổng số thu NSNN; đến 2010, số thu từ đất đai đã tăng lên là 67.767 tỉ đồng, chiếm 11,21% tổng số thu NSNN.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp hết sức xác thực của các nhà khoa, học, các chuyên gia, đại diện các bộ, ban ngành với mục tiêu chung nhằm khai thác tốt hơn nữa nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản Nhà nước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho biết, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện Đề án cũng như chủ động hoàn thiện hệ thống các chính sách có liên quan đã dự kiến trong Đề án.

Bên cạnh đó, để đề án có tính khả thi, Bộ Tài chính mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học và sự quan tâm ủng hộ của nhân dân; sự hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như tài chính của các nhà tài trợ trong và ngoài nước; đặc biệt là sự tuyên truyền của các cơ quan thông tấn báo chí để những chính sách, chủ trương của Nhà nước đi vào cuộc sống.

T.Hương