【kết quả c1 châu á】Quản lý mũ bảo hiểm: Cần tăng cường sự phối hợp các bộ ngành
Để quản lý chất lượng MBH đạt hiệu quả,ảnlýmũbảohiểmCầntăngcườngsựphốihợpcácbộngàkết quả c1 châu á các đơn vị tổ chức liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ
Để tăng cường công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, ngày 28/02/2013, Liên Bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT (Thông tư 06) quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy (MBH) và Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2013.
Để triển khai đồng bộ cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý tại trung ương và địa phương, tổ chức chứng nhận được chỉ định và bản thân chính doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh MBH.
Thông tư liên tịch 06 cũng quy định rõ trách nhiệm của các Bộ quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể:
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra ngành khoa học và công nghệ phối hợp với cơ quan quản lý thị trường thuộc ngành công thương, các cơ quan khác có liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH theo quy định tại Thông tư liên tịch này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Bộ Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm tra ngành khoa học và công nghệ, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, lực lượng khác thuộc Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh MBH theo quy định tại Thông tư liên tịch này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thanh tra, kiểm tra ngành khoa học và công nghệ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh MBH trên địa bàn quản lý; Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy vi phạm quy định tại Thông tư liên tịch này và các quy định hiện hành khác có liên quan; Chỉ đạo Công an xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục việc đội mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
Ủy ban nhân dân các cấp có Trách nhiệm Chỉ đạo các cơ quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thanh tra, kiểm tra ngành khoa học và công nghệ, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH trên địa bàn quản lý theo quy định tại Thông tư liên tịch này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt chính của Thông tư liên tịch 06 so với các văn bản quy phạm trước đây chính là việc quy định chặt chẽ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân theo chuỗi từ sản xuất, nhập khẩu đến kinh doanh buôn bán MBH. Ví dụ: Đối với người kinh doanh MBH: trước đây có thể tự do bán MBH nhưng theo quy định của Thông tư liên tịch 06 thì người kinh doanh phải:
Thông báo bằng văn bản và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã... các tài liệu liên quan đến chất lượng MBH (giấy chứng nhận hợp quy hoặc thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng) sau 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các biện pháp quản lý chất lượng MBH;
Xuất trình bản sao (sao y bản chính) chứng chỉ chất lượng liên quan;
Xuất trình bản sao (sao y bản chính) hợp đồng mua bán mũ bảo hiểm với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu MBH;
Kinh doanh MBH đã được: Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN; Gắn dấu hợp quy CR của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; Có nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Tương tự như vậy đối với người sản xuất, nhập khẩu thì phải đáp ứng các quy định tương đương như trên, phải ký hợp đồng khi cung cấp MBH cho người kinh doanh, chịu trách nhiệm về chất lượng MBH do mình sản xuất, không được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH có hình dạng giống MBH vì những loại mũ này dễ đánh lừa người tiêu dùng, lập lờ giữa MBH dành cho người đi mô tô xe máy và mũ đội đầu bình thường...
Trong thời gian qua, Bộ KHCN (Tổng cục TCĐLCL) đã tích cực phối hợp với Bộ Công Thương (Cục Quản lý Thị trường) và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện kiểm tra chất lượng MBH trên toàn quốc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thực hiện kiểm tra hoạt động chứng nhận hợp quy của 05 tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, Tổng cục TCĐLCL nhận thấy mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành khá đầy đủ nhưng việc triển khai thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về mũ bảo hiểm còn chưa được tốt như:
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh MBH chưa thực hiện trách nhiệm của mình theo các quy định tại Thông tư liên tịch 06.
Ngoài việc sản xuất các mũ bảo hiểm đạt quy chuẩn, được cấp phép nhưng do sức ép của thị trường và lợi nhuận, họ cũng sản xuất thêm những loại mũ bảo hiểm không phù hợp quy chuẩn để kiếm lời. Bên cạnh đó, có một số cơ sở nhỏ lẻ, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã sản xuất mũ bảo hiểm (có đủ 3 bộ phận) và làm giả chứng nhận hợp quy kèm theo để đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Một số doanh nghiệp đã nhập lậu từ biên giới các loại mũ có đủ 3 bộ phận và làm giả chứng nhận hợp quy để đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Vẫn còn hiện tượng các tổ chức, cá nhân bày bán tràn lan mũ bảo hiểm trên vỉa hè (các tổ chức, cá nhân này không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có hồ sơ chất lượng mũ bảo hiểm...).
Đặc biệt chưa có sự tham gia quyết liệt cũng như không có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, công an phường, xã... nên điều này dẫn đến việc vẫn còn nạn mũ giả mạo mũ bảo hiểm tràn lan như hiện nay trên thị trường.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng MBH lưu thông trên thị trường
Đối với các tổ chức chứng nhận được chỉ định, Tổng cục TCĐLCL đã thực hiện thu hồi, xử lý đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng phát hiện cụ thể các hành vi vi phạm liên quan tới hoạt động chứng nhận hợp quy mũ bảo hiểm.
Tổng cục TCĐLCL đã yêu cầu các tổ chức chứng nhận được chỉ định nghiêm túc khắc phục các vấn đề tồn tại phát hiện qua đợt thanh tra, kiểm tra. Yêu cầu một số tổ chức phải tiến hành tổ chức kiểm điểm các cá nhân có liên quan, rút kinh nghiệm đối với hoạt động chứng nhận hợp quy MBH, báo cáo tình hình thực hiện về Tổng cục trước ngày 25/11/2013.
Về vấn đề xử lý những sai phạm, Tổng cục đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Văn phòng Chứng nhận Chất lượng (BQC) và Bộ KH&CN đã có văn bản hủy bỏ quyết định chỉ định chứng nhận hợp quy MBH đối với Văn phòng Chứng nhận chất lượng (BQC) vì đơn vị này đã có những sai phạm trong công tác chứng nhận hợp quy cho sản phẩm MBH.
Thanh Uyên - Thảo Anh