【bxh bhutan premier league】Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội giải quyết 4 vấn đề lớn tồn tại kéo dài
Tại buổi làm việc,ủtướngChínhphủyêucầuHàNộigiảiquyếtvấnđềlớntồntạikéodàbxh bhutan premier league lãnh đạo TP nhắc lại 3 kịch bản ứng phó với dịch Covid-19. Kịch bản thứ nhất là kết thúc giãn cách toàn xã hội vào 22/4 hoặc 3/5, các hoạt động của nền kinh tế được tháo gỡ từng bước và hoạt động bình thường vào đầu tháng 7/2020.
Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc |
Kịch bản thứ hai là dịch bệnh Covid-19 cơ bản được khống chế trong quý II, nhưng vẫn có nguy cơ lây lan đến hết năm do dịch bệnh của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực chưa được kiểm soát, vì thế việc khôi phục kinh tế và các hoạt động xã hội chưa thể ở mức bình thường mà chỉ duy trì ở mức tối thiểu.
Kịch bản 3 là dịch Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ cao, trong quý II không thể kiểm soát dù đã thực hiện các biện pháp cách ly xã hội. Kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ kiến nghị, Thủ tướng cân nhắc trên bộ tiêu chí Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia để đánh giá, xếp loại mức độ rủi ro Hà Nội, TPHCM và các tỉnh khác để có thể nới lỏng một phần nào đó giãn cách xã hội, đảm bảo vừa phòng chống dịch nhưng cũng vừa có điều kiện khôi phục sản xuất ở mức độ nhất định.
Đánh giá cao nỗ lực của Hà Nội thời gian qua song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý một số vấn đề, đó là cần tiếp tục đề cao cảnh giác trong phòng chống dịch Covid-19, không thể chủ quan. Do ảnh hưởng của dịch, các chỉ tiêu của Hà Nội đều thấp hơn so với cùng kỳ, tạo áp lực lớn trong việc hoàn thành kế hoạch năm 2020.
Thủ tướng đề nghị Hà Nội giải quyết các tồn tại mà lãnh đạo TP đã nêu, trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh vào 4 tồn tại.
Một là, ở Đồng Tâm, cần củng cố hệ thống chính trị tốt hơn nữa, củng cố lòng dân, phát triển và xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai là vấn đề dự án 8B Lê Trực, cần bảo đảm quy hoạch chi tiết khu vực này, an toàn công trình, bảo đảm quyền lợi đúng mức, đúng đắn cho nhà đầu tư, cần phải làm ngay phương án cụ thể vì công trình này kéo dài gần 10 năm mà chưa xử lý xong.
Thứ ba là đối với công trình đường sắt Cát Linh-Hà Đông, cần phải tập trung giải quyết dứt điểm, có cơ chế tạm ứng, thanh toán, hoàn thiện dự án, sau đó khấu trừ. Bộ Giao thông vận tải bàn với đối tác xử lý dứt điểm trước tháng 6/2020.
Thứ tư là cần khẩn trương xử lý dứt điểm vấn đề mương Phan Kế Bính.
Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, Hà Nội cần thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tiên trong mục tiêu kép là tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, tính mạng, cuộc sống của người dân. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, tự mãn.
Hà Nội cần tiếp tục làm tốt việc bảo đảm cung ứng hàng hóa, tổ chức tốt các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, triển khai nhanh, kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và an sinh xã hội, các đối tượng bị ảnh hưởng.
Thực hiện mục tiêu kép quyết liệt, chủ động, sáng tạo, Thủ tướng nhấn mạnh việc triển khai đồng bộ các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Lưu ý việc bảo đảm nước sạch cho người dân với giá phù hợp, Thủ tướng cho biết, đã yêu cầu chủ tịch các tỉnh có văn bản giảm giá nước để hỗ trợ người dân, giống như ngành viễn thông đã hỗ trợ giảm giá với tổng số tiền 15.000 tỷ đồng, ngành điện là 12.000 tỷ đồng.
Vấn đề bảo vệ môi trường đô thị, chất lượng cuộc sống người dân rất quan trọng. Thủ tướng cũng lưu ý Hà Nội giải quyết vấn đề môi trường sông Đáy, sông Nhuệ.
“Tiếp tục xây dựng nền hành chính của Hà Nội là nền hành chính phục vụ, văn minh và thanh lịch, làm sao giải quyết tình trạng không còn khiếu kiện đông người, tiềm ẩn mất an ninh trật tự. Không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự”, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu.