【kết quả ngoại anh】Những động lực chính trị chuyển biến ở Trung Đông
Hội đồng Bảo an tổ chức họp khẩn về tình hình Trung Đông | |
Cách nào gia tăng xuất khẩu gia vị vào châu Phi,ữngđộnglựcchínhtrịchuyểnbiếnởTrungĐôkết quả ngoại anh Trung Đông? | |
Nâng cao năng lực hàng Việt tại thị trường “cửa ngõ” vào Trung Đông |
Trung Đông - tiêu điểm đối với các cường quốc của thế giới |
Các liên minh chặt chẽ và “siêu chiến lược” của khu vực trong Chiến tranh Lạnh giờ đã biến mất khi một trật tự mới xuất hiện, mang tính chất “lai căng”, khó đoán và thực dụng hơn nhiều. Với việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, các quốc gia Trung Đông muốn giữ khoảng cách vì họ từ chối chọn phe. Các động lực trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và trong thời kỳ bất ổn bao trùm khu vực sau đó là rất khác nhau. Sự chuyển dịch rõ ràng trong khu vực ngày nay là triệt để và phức tạp, nhưng khác với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trung Đông là “sân chơi” cho hai phe thống trị trong Chiến tranh Lạnh. Khu vực này là đối tượng của các cuộc xâm lược lớn của nước ngoài và nhiều cuộc xung đột quy mô lớn. Cách mạng Iran năm 1979 đã “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Saudi Arabia và Iran, và cuộc chạy đua vẫn tiếp tục trong suốt cuộc chiến. Không giống như các khu vực khác trên thế giới, thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh thậm chí còn tàn phá hơn nữa đối với Trung Đông khi Mùa Xuân Arab châm ngòi cho một số cuộc xung đột đẫm máu nhất trên thế giới. Các cuộc chiến ở Yemen, Syria và các quốc gia khác cho thấy rõ sự cạnh tranh “không đội trời chung” của những nhân tố toàn cầu và khu vực nhằm thống trị khu vực.
Tuy nhiên, ngày nay có vẻ như các tác nhân chính trong tất cả các cuộc xung đột này đều cảm thấy mệt mỏi. Khi cuộc khủng hoảng khu vực đi vào ngõ cụt, một môi trường địa chính trị mới đang xuất hiện ở Trung Đông.
Vài tháng gần đây, Mỹ và Nga đã tập trung toàn diện vào Trung Đông vì đây là một khu vực kinh tế và chiến lược lớn. Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Nga-Thổ-Iran và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Arab được tổ chức tại Jeddah thể hiện những nỗ lực này. Hội nghị thượng đỉnh tại Jeddah đã cho thấy sự khác biệt và thiếu tin cậy giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực. Không giống như các cuộc đối thoại trước, môi trường lần này thiếu vắng sự tin cậy, trong khi các bên không thể thống nhất về hầu hết các quan điểm. Nó giống như sân khấu để đổ lỗi lẫn nhau khi Hoàng thái tử Saudi Arabia lên án những lời chỉ trích của Biden bằng việc đề cập tới những tội ác chiến tranh của Mỹ ở Iraq. Riyadh và Cairo cũng đặt câu hỏi về năng lực chiến lược và sức mạnh của Mỹ khi nước này rút khỏi Afghanistan và Iraq một cách ê chề.
Tổng thống Biden cũng cố gắng thuyết phục và gây sức ép với Saudi Arabia, UAE và Ai Cập để cắt đứt mọi quan hệ với Nga. Mặc dù việc tăng sản lượng khai thác dầu đã được thống nhất, nhưng không bên nào bày tỏ dấu hiệu sẽ ngừng giao dịch với Nga về thương mại và năng lượng. Đáng ngạc nhiên hơn, Israel, đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực, cũng cho thấy sự chuyển hướng khỏi các mệnh lệnh của Mỹ. Đó là một thời điểm quan trọng trong lịch sử khi Mỹ dường như đã đánh mất quyền bá chủ của mình ở Trung Đông và nước này đã trở thành một quốc gia phụ thuộc vào Saudi Arabia. Các sự kiện này cho thấy một thông điệp rõ ràng rằng các quốc gia ở Trung Đông chỉ muốn viện trợ và vũ khí của Mỹ, chứ không phải lời khuyên của họ.
Tương tự, một đồng minh quan trọng khác của Mỹ trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ đã đi theo mô hình “hỗn hợp” trong một thời gian khá dài. Hội nghị thượng đỉnh 3 bên được tổ chức tại Tehran là một cột mốc quan trọng trong việc tăng cường quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga và Iran. Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn đề xuất bán vũ khí cho Iran, điều cho thấy sự chuyển hướng rõ ràng khỏi tư cách một thành viên lớn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thổ Nhĩ Kỳ cũng hướng tới Nga để có được hệ thống S-400 sau khi NATO từ chối bán hệ thống phòng không. Quan trọng hơn, Saudi Arabia cũng đã cho thấy ý định mua hệ thống này từ Moscow. Như trường hợp của các quốc gia khác, Iran cũng quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và Nga. Nước này đang hợp tác với các quốc gia châu Âu để thiết lập lại thỏa thuận hạt nhân với các điều kiện có thể chấp nhận được.
Những thay đổi đang diễn ra ở Trung Đông trông không giống với trật tự siêu cứng nhắc trong Chiến tranh Lạnh. Ngày càng có nhiều nước trong khu vực lựa chọn các chính sách siêu thực dụng và hỗn hợp, ưu tiên lợi ích quốc gia của họ và sự ổn định của khu vực hơn là lợi ích của các cường quốc nước ngoài. Trung Đông là một “siêu cường” của thế giới và sự chuyển dịch trong khu vực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính trị thế giới. Hiện vẫn chưa thể chắc chắn đưa ra những dự đoán về tương lai vì tình hình đang diễn ra rất phức tạp. Động lực chính trị của Trung Đông là không thể đoán trước và nó sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề toàn cầu. Điều gì có thể xảy ra tiếp theo là một bí ẩn.