Đây là nội dung được tập trung trao đổi,ápluậtvềđấtđaicònkẽhởgâylãngphívànhiềukhiếukiệkèo world cup thảo luận tại hội thảo “Pháp luật và thực tiễn về tiếp cận đất đai của doanh nghiệp tại Việt Nam”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 27/6, tại Hà Nội.
Chồng chéo giữa các văn bản pháp luật
Ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, Luật Đất đai năm 2013 thay thế cho Luật Đất đai 2003 có hiệu lực từ 1/7/2014. Trong quá trình thực thi Luật Đất đai 2013 đã đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nảy sinh nhiều vấn đề nóng, phức tạp như tình trạng sử dụng lãng phí đất đai; tình trạng tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm trong việc thu hồi đất, cấp đất, giao đất, cho thuê đất còn khá phổ biến gây thất thoát nguồn kinh phí rất lớn của đất nước. Đặc biệt, tình trạng khiếu kiện trong dân tập trung chủ yếu liên quan đến đất đai ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và lòng tin của người dân vào chính quyền…
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp cho rằng, qua rà soát cho thấy còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai. Trong đó, Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan đang tồn tại nhiều quy định “vênh” nhau.
Chẳng hạn như, Luật Đấu thầu 2013 quy định về các trường hợp, trình tự, thủ tục đấu thầu dự án; Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Luật Đất đai và Luật Đấu thầu chưa có quy định thống nhất về việc trường hợp đã đấu thầu dự án thì có phải đấu giá quyền sử dụng đất không và trường hợp đã đấu giá quyền sử dụng đất thì có phải đấu thầu dự án hay không…
Hay tại Luật Doanh nghiệp 2014 tồn tại khái niệm tài sản góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất, còn Luật Đất đai 2013 thì sử dụng khái niệm góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đây là hai khái niệm chưa thống nhất và gây nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau…
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần |
Thậm chí, theo ông Hải, ngay trong các văn bản pháp luật về đất đai cũng tồn tại những quy định chưa thống nhất. Ví dụ như tại Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai đối với “đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền”. Tuy nhiên, tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 2013 lại quy định: Nhà nước không thu hồi giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật, nếu người được cấp giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật…
Nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn
Bên cạnh những bất cập, chồng chéo trong các quy định pháp luật liên quan đến đất đai, theo ông Nguyễn Hồng Hải, một số quy định của Luật Đất đai 2013 còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.
Chẳng hạn như, theo quy định về thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất có quy định, điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất là “đất đã được giải phóng mặt bằng”. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hiện nay có rất nhiều dự án đầu tư kinh phí giải phóng mặt bằng rất lớn, trong khi Nhà nước không đủ kinh phí để giải phóng mặt bằng. Vì vậy, phần lớn các tỉnh kêu gọi nhà đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng và tiến hành giao đất.
Đặc biệt, theo ông Trần Ngọc Hùng, trong Luật Đất đai 2013 còn tồn tại nhiều quy định mà dễ làm phát sinh thất thoát đất đai, tham nhũng, khiếu kiện… Cụ thể như vấn đề về thu hồi đất do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Theo phân tích của ông Hùng cho biết, tại khoản c, điểm 3, Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định, đất thu hồi do hội đồng nhân dân tỉnh quyết định là “Dự án khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn chỉnh trang đô thị; cụm công nghiệp; khu sản xuất chế biến; nông sản; lâm sản; thủy sản; hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng”.
“Những đối tượng được thu hồi đất như quy định ở trên là rất “thoáng”, tạo ra nhiều kẻ hở cho việc xảy ra sự tùy tiện của địa phương, tạo cơ chế xin – cho, hay dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp đầu tư “lách luật”, “chạy dự án” vào các khu đất vàng, đất trống để được nằm trong diện thu hồi đất…” – ông Hùng nhấn mạnh.
“Đầu năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Hy vọng, trên tinh thần thực hiện chỉ thị này, các cơ quan chức năng có liên quan sẽ rà soát những bất cập, vướng mắc giữa các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai để có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh” – bà Nguyễn Thị Thu Trang – Trưởng ban thuộc Ban Pháp chế VCCI chia sẻ./.
Diệu Thiện