【kèo bóng đá pháp hôm nay】Đạo Luật Nông nghiệp Mỹ là động lực giúp ngành cá tra “lột xác”

dao luat nong nghiep my la dong luc giup nganh ca tra lot xac

TheĐạoLuậtNôngnghiệpMỹlàđộnglựcgiúpngànhcátralộtxákèo bóng đá pháp hôm nayo Bộ NN&PTNT:Sản lượng cá tra năm 2015 của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 1.123 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ, trong đó Đồng Tháp ước đạt 375.277 tấn (giảm 6%), An Giang ước đạt 248.064 tấn (tăng 5%), Cần Thơ đạt 153.140 tấn (tăng 2%).

Ngành cá tra trong năm 2015 tiềm ẩn không ít những rủi ro do hạn chế về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến cũng như khâu tiêu thụ. Chi phí sản xuất trong nước cao dẫn đến sản phẩm XK kém cạnh tranh. Do gặp khó khăn trên nhiều thị trường truyền thống, các DN XK lại chạy theo số lượng, chuyển hướng sang những thị trường yêu cầu chất lượng sản phẩm thấp và giá bán thấp hơn. Điều này càng gây sức ép lên giá nguyên liệu trong nước.

Năm 2015, XK cá tra gặp nhiều khó khăn và sụt giảm ở hầu hết thị trường lớn. Tình hình XK mặt hàng này liệu có khởi sắc hơn trong năm 2016, thưa ông?

Xem xét bối cảnh cuối năm 2015 và đầu năm nay thì khả năng XK cá tra cũng không có nhiều khả quan. Năm 2015, XK cá tra sụt giảm khoảng 7-8% so với năm 2014. Dự kiến, năm 2016, kim ngạch XK tiếp tục sụt giảm khoảng 5% so với năm 2015.

Có rất nhiều yếu tố gây khó khăn cho XK cá tra, điển hình như tái cấu trúc ngành cá tra đã bàn dai dẳng mà chưa làm được. Trên thực tế, nhiều năm nay, không ít DN trong ngành cá thua lỗ không còn vốn để hoạt động. Do các khoản nợ xấu chưa được giải quyết, ngân hàng không tiếp tục cho vay vốn, DN phải cho thuê nhà xưởng để duy trì. Bên cạnh đó, trong năm 2015 nhiều đồng tiền ở các thị trường XK như EU, châu Á… có sự biến động mạnh, mất giá so với đồng USD dự kiến sẽ tiếp tục gây khó khăn trong năm 2016.

Ngoài ra, thời gian qua giá các loại nguyên liệu thức ăn đầu vào như bã đậu, ngô… trên thị trường thế giới đều giảm nên xuất hiện tình trạng nhà NK gây áp lực đòi DN XK cá tra giảm giá bán ra.

Theo ông, việc thực hiện quy định mới của Mỹ từ tháng 3 tới sẽ ảnh hưởng như thế nào tới XK cá tra vào Mỹ?

Nếu nói tới kim ngạch XK cá tra vào Mỹ, trong năm 2016 và thậm chí cả năm 2017 cũng chưa bị ảnh hưởng nhiều, bởi từ tháng 3 tới trở đi, các nước XK vẫn còn 18 tháng chuyển tiếp để chuẩn bị.

Tuy nhiên phải khẳng định, động thái này sẽ tác động khá nhiều tới tâm lý của DN XK. Hiện nay, các DN chủ yếu XK cá tra sang Mỹ đang khá lo lắng và tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng chuẩn bị những thứ cần thiết, làm việc trực tiếp với phía Mỹ để bàn bạc rõ hơn mọi vấn đề liên quan nhằm từng bước đáp ứng được quy định đặt ra.

Thời gian 18 tháng chuyển giao kể từ tháng 3 tới liệu có đủ để ngành cá tra chuẩn bị, thưa ông?

Để đạt được các tiêu chuẩn sản xuất, chế biến tương đương như Mỹ đang áp dụng, thời gian 18 tháng không đủ. Tuy nhiên, Việt Nam bắt buộc phải nỗ lực để thực hiện. Hiện nay, XK cá tra sang Mỹ đang chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch XK. Nếu phía Mỹ đưa ra yêu cầu mà Việt Nam không có động thái gì để chuẩn bị sẽ bị đánh giá là vô trách nhiệm, việc đàm phán với Mỹ càng khó khăn hơn.

Nhiều quan điểm cho rằng, dù thời gian tới XK cá tra vào Mỹ ngày càng khó khăn thì tình hình cũng không quá bi quan, bởi các DN có thể thúc đẩy XK sang những thị trường khác. Quan điểm của ông như thế nào?

Trong năm qua khi XK sang các thị trường lớn như Mỹ, EU gặp khó, nhiều DN cũng đã chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc. Thẳng thắn đánh giá thì hiện nay Trung Quốc là thị trường rất quan trọng đối với cá tra XK. Nếu như năm 2014, thị phần cá tra XK sang Trung Quốc mới chiếm khoảng 5-6% tổng kim ngạch XK thì năm 2015 con số đó đã tăng lên 11-12%. Trong năm nay, dự kiến mặt hàng này XK sang Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 16-17% tổng kim ngạch XK, thậm chí có thể tăng cao hơn nữa.

Các DN cũng nhận thức rất rõ ràng, Trung Quốc là thị trường không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro tuy nhiên vẫn phải chấp nhận. Ngoài Trung Quốc, các thị trường DN hướng đến, có khả năng thúc đẩy mở rộng XK là châu Á, Trung Đông và Mỹ La tinh.

Theo ông, để có thể từng bước đổi thay, đáp ứng các quy định từ phía Mỹ cũng như nâng cao hơn sức cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới, đâu là các giải pháp căn cơ?

Mấu chốt của vấn đề vẫn là phải thúc đẩy tái cấu trúc ngành cá. Hiện nay có tới 50% số DN trong ngành cá không có hoạt động gì, nhiều nợ nần. Lúc này, sự phối hợp chặt chẽ giữa DN và ngân hàng là rất cần thiết, làm sao để có thể bán lại các DN này với giá thị trường. Sau khi chủ mới tiếp nhận thì tái cấu trúc lại DN và đưa vào sản xuất. Có như vậy, ngân hàng mới thu hồi được vốn đã cho DN vay mà DN cũng giải quyết được nợ xấu, dần hồi sinh.

Bên cạnh tái cấu trúc, đối với XK cá tra, chất lượng cũng là vấn đề rất quan trọng. Chất lượng từ khâu nuôi tới chế biến phải cải thiện thực sự, đặc biệt là chất lượng con giống.

Trên thực tế, đối với triển khai “Quy định cuối cùng” theo Đạo Luật Nông nghiệp của Mỹ, nếu các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các DN trong ngành cá tra đã nỗ lực hết sức để đáp ứng mà vẫn không đạt được kết quả như mong đợi thì điểm tích cực là hình ảnh của cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới chắc chắn sẽ được nâng lên. Từ đó, Việt Nam cũng sẽ có đủ căn cứ, điều kiện để chứng minh chất lượng sản phẩm cá tra XK tốt hơn trước đây, nâng cao uy tín, tiến tới mở rộng thị trường XK.

Như vậy, rõ ràng bên cạnh thách thức đặt ra cho ngành cá tra, quy định của Mỹ cũng chính là động lực giúp ngành cá tra thực sự tái cấu trúc, nỗ lực thoát khỏi những yếu kém suốt thời gian qua.

Xin cảm ơn ông!

Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): Xuất khẩu thủy sản năm nay sẽ bị ảnh hưởng từ quy định mới của Mỹ

Trong năm nay, Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu sản lượng thủy sản dự kiến đạt 6,4 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến, XK 7,6 tỷ USD.

Năm 2016, tác động của chu kỳ El Ninno có khả năng tiếp tục không thuận lợi đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi biển và dễ phát sinh dịch bệnh. Các thỏa thuận thương mại mới được ký kết sẽ tạo thêm động lực và cả mức độ cạnh tranh trong sản xuất thủy sản khi các rào cản thương mại, kỹ thuật được sử dụng nhiều hơn. Đặc biệt, những quy định của Đạo Luật Nông nghiệp (Farm Bill) của Mỹ sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động XK thủy sản, nhất là mặt hàng XK cá tra sang Mỹ.

Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Để có được hệ thống thanh tra tương đương với Mỹ là cực kỳ khó khăn

Hiện nay, cá tra đang là sản phẩm thủy sản NK được ưa chuộng thứ 6 và chiếm đến 75% doanh số bán hàng cá da trơn ở Mỹ.

Một số tờ báo Mỹ dẫn chứng rằng, sự “xâm nhập” của sản phẩm này đã khiến chỉ trong vài năm 20% hoạt động nuôi cá da trơn ở Mỹ bị đóng cửa. Tuy nhiên, Chương trình Giám sát cá da trơn sẽ khiến người dân phải mua sản phẩm giá cao.

Việt Nam để có được hệ thống thanh tra tương đương với Mỹ là điều cực kỳ khó khăn. Các quy định mới sẽ tạo ra nhiều thay đổi quan trọng đối với DN XK cá tra. Do đó, cần cẩn trọng để đảm bảo các quy định được tuân thủ để Việt Nam không bị gián đoạn XK quá lâu.

Việt Nam cần hành động ngay để đảm bảo có thể XK cá tra liên tục sang Mỹ trong 18 tháng chuyển giao. Các DN XK cá tra và Bộ NN&PTNT cần họp bàn tìm ra cách tốt nhất nhằm đáp ứng các yêu cầu phía Mỹ đặt ra trong giai đoạn chuyển tiếp 18 tháng.

T.N (ghi)