【kèo bóng đá tối đêm nay】Để cặp vợ chồng tự quyết định số con
Nhiều quyền lợi cho nam giới khi vợ sinh con Có được sinh con thứ 3 thoải mái?Đểcặpvợchồngtựquyếtđịnhsốkèo bóng đá tối đêm nay Sinh con được hỗ trợ tiền |
Theo các số liệu từ Bộ Y tế, Việt Nam trải qua giai đoạn giảm sinh nhanh hơn so với thế giới. Bộ Y tế đánh giá, mặc dù nước ta đã đạt mức sinh thay thế và giữ được mức xung quanh mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc từ năm 2006, nhưng chưa thật sự vững chắc. Nếu mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Điều này phản ánh một phần về tiềm lực của mỗi quốc gia.
Theo thống kê, tổng tỷ suất sinh năm 2022 đạt 2,01 con/phụ nữ; năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ, giảm thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, việc mức sinh giảm không phải đồng đều mà có sự khác biệt nhất định giữa các vùng. Cụ thể, xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển; trong khi đó, tại một số nơi điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, mức sinh vẫn cao, thậm chí rất cao trên 2,5 con. Hiện nay có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã rất thấp, tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh Duyên hải miền Trung. Trong đó, một số địa phương vẫn có xu hướng tiếp tục giảm sâu như Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, Bình Dương, cá biệt TPHCM giảm còn 1,32 con.
Bên cạnh đó, xu hướng mức sinh tăng cao trở lại sau khi đạt mức thay thế đã xuất hiện ở nhiều tỉnh tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ. Trong đó, nhiều tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Thực trạng trên cho thấy, nếu thay đổi chính sách để mỗi cặp vợ chồng, cá nhân tự quyết định số con thì cần có giải pháp để chính sách mới tác động phù hợp đến từng vùng, từng đối tượng. Mức sinh ở các đô thị, khu vực có mức sống cao nên được khuyến khích hơn, ngược lại ở những vùng kinh tế khó khăn, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế thì mức tăng cần được điều chỉnh phù hợp.
Nhìn thẳng thực tế, việc nâng cao mức sinh cần đi liền với nâng cao chất lượng dân số. Do đó, việc thiết kế chính sách dân số cần mang tính tổng thể để vừa đảm bảo mức sinh thay thế vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống. Trong đó, cần có các chính sách thiết thực để người dân không còn lo lắng việc sinh con và chăm sóc con cái là gánh nặng với mỗi gia đình. Cụ thể là cần bổ sung, nâng cao các hỗ trợ trong chính sách về chăm sóc bà mẹ và trẻ em; chính sách lao động và việc làm với phụ nữ nuôi con nhỏ; chính sách giáo dục... Khi đời sống cải thiện, chăm sóc con không còn là gánh nặng, người dân sẽ yên tâm để sinh con và chăm sóc con cái tốt hơn.