Nhân viên cứu hộ vụ sập nhà tại Bangladesh ngày 1-5 cho biết ít nhất 550 người có thể đã chết. Vụ sập nhà xảy ra tuần trước nhưng với số thương vong cao cùng hàng loạt tiết lộ về tình trạng bóc lột công nhân may trong tòa nhà này đã khiến dư luận bức xúc.
Lao động nô lệ
Các tai nạn tương tự không phải hiếm tại một đất nước nghèo khó như Bangladesh nhưng điều khiến nhiều người chú ý chính là giới chủ trong xưởng may ở tòa nhà bị sập đối đãi công nhân như những “nô lệ lao động” - như lời Giáo hoàng Francis ảmhọalaođộngbấthợpphaacutepởlich thi dau seriamô tả. Bangladesh từ lâu trở thành một trong các trung tâm gia công cho các nhãn hàng thời trang phương Tây. Như thể tức nước vỡ bờ, sau vụ tai nạn sập nhà nói trên, hàng chục ngàn người biểu tình trên đường phố của thủ đô Dhaka đúng vào ngày Quốc tế lao động để yêu cầu tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Theo Reuters, Giáo hoàng Francis lên án điều kiện làm việc tại xưởng may bị sập bên trong tòa nhà, cho rằng đồng lương rẻ mạt và đòi hỏi lợi nhuận phi lý của giới chủ là điều “chống lại Chúa”. “50 USD/tháng là khoản tiền lương của những người đã chết. Điều đó gọi là lao động nô lệ”, ngài nói. Người đứng đầu Vatican cũng cho rằng nhiều người trên thế giới đang sống trong những điều kiện của lao động nô lệ. Những người biểu tình tại Dhaka cầm biểu ngữ màu đỏ và hô to: “Hãy treo cổ những kẻ giết người, treo cổ những tên chủ nhà máy!”. Trong thực tế, mức lương cho công nhân may ở Bangladesh có thể còn thấp hơn, thậm chí chỉ có 38 USD/tháng với 6 ca mỗi tuần và mỗi ca kéo dài 10 giờ.
Người dân Bangladesh đi biểu tình mang theo ảnh người thân thiệt mạng trong vụ sập nhà