【bong da phap hom nay】Cảnh giác khi nhận các cuộc gọi mang tính chất dọa dẫm, bắt bớ, đề nghị nộp tiền

Phóng viên Báo Hậu Giang nhận được phản ánh của chị H.,ảnhgickhinhậncccuộcgọimangtnhchấtdọadẫmbắtbớđềnghịnộptiềbong da phap hom nay ngụ ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, về việc chị nhận được cuộc gọi của một số đối tượng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng lừa đảo làm giả các lệnh bắt người gửi qua zalo chị H.

Theo chia sẻ của chị H., chiều ngày 7-10, khi đang làm việc tại nhà thì nhận được cuộc gọi từ số lạ, ở phía bên kia đầu dây là giọng một thanh niên tự xưng là T., nhân viên công ty bảo hiểm B.V, có trụ sở tại thành phố X., liên hệ chị H. để giải quyết hồ sơ bảo hiểm.

Qua trao đổi, thanh niên T. cho biết bên công ty bảo hiểm phát hiện chị đã làm khống hồ sơ khám và điều trị tại bệnh viện để nhận 30 triệu đồng tiền bảo hiểm.

Bất ngờ với thông tin trên, chị H. khẳng định mình chưa từng sử dụng dịch vụ bảo hiểm của công ty B.V và cũng chưa từng đến thành phố X., thì thanh niên này yêu cầu chị xác nhận các thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú của chị, rồi sau đó chúng đọc chính xác các thông tin nhân thân của chị H.

Khi chị H. còn đang hoang mang, chưa biết thực hư ra sao thì thanh niên này trấn an chị rằng, có khả năng thông tin cá nhân của chị bị lộ nên có đối tượng xấu lợi dụng làm khống hồ sơ bảo hiểm. Để giúp chị, thanh niên này cho biết sẽ chuyển máy đến một cán bộ của Công an thành phố X. để hỗ trợ chị.

Sau đó khoảng 1 phút, có một cuộc gọi với giọng nam xưng là trung úy K., cán bộ điều tra Công an thành phố X, thông báo: Các thông tin cá nhân của chị H. bị một đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vụ việc đang được công an thụ lý điều tra. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên phía công an chưa thể làm việc trực tiếp, đồng thời đề nghị chị H. làm việc qua zalo để làm rõ một số nội dung. 

Để chị H. thêm tin tưởng, K. gửi ảnh một phạm nhân (qua zalo) hỏi chị có quen biết người này không, đồng thời gửi lệnh khởi tố vụ án và phong tỏa tài sản có các thông tin của chị; hăm he lệnh bắt chị H. cũng đã được viện kiểm sát phê chuẩn.

Tuy nhiên, K. cũng thông tin thêm với chị H: với tính chất vụ án thì chị có thể nộp số tiền 200 triệu đồng để thực hiện việc tạm giữ tài chính thay thế cho lệnh bắt tạm giam sẽ có hiệu lực từ 17 giờ cùng ngày.   

Khi chị H. trình bày rằng hiện mình không có đủ 200 triệu đồng thì K. cho biết chị có thể nộp trước 100 hoặc 50 triệu đồng, nhưng phải trước 17 giờ. Sau hơn 1 giờ trao đổi qua lại, thấy đối tượng có nghi vấn lừa đảo, chị H. đề nghị liên hệ với công an địa phương để hỏi rõ hơn thì đối tượng này ngắt máy và sau đó số điện thoại cũng như địa chỉ zalo đều không thể xác thực.

Cũng theo chị H., các đối tượng khi nói chuyện với chị sử dụng ngôn từ rất giống người ở các cơ quan tư pháp, vờ gọi điện thoại “lên bộ”, chuyển máy cho “thủ trưởng”, thậm chí vờ bật zalo quên tắt camera để lộ hình ảnh người mặc đồng phục cảnh sát... “Đặc biệt, khi giả mạo, chúng đều nói giọng địa phương và đưa ra ảnh lệnh bắt (giả mạo) có con dấu, chữ ký… rất giống thật, khiến tôi khá hoang mang”, chị H. chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Quang Khải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, cho biết, khi cơ quan tố tụng làm việc luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tố tụng, nhiều người chưa biết về các quy trình này nên dễ bị lừa đảo, lợi dụng. “Đối với các lệnh, quyết định khởi tố, tạm giam, niêm phong đều phải đọc trực tiếp cho đối tượng hoặc mời lên trụ sở làm việc, không có chuyện làm việc qua điện thoại, gửi ảnh qua mạng... Người dân cần tỉnh táo, hết sức cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi mang tính chất dọa dẫm, bắt bớ, đề nghị nộp tiền, cung cấp số tài khoản hay thông tin cá nhân khác”, ông Khải nhấn mạnh.

Còn theo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh, hiện nay, các đối tượng lừa đảo hoạt động ngày càng tinh vi, có tình trạng một số đối tượng sử dụng các tổng đài điện thoại gọi vào số của người dân, tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, nhân viên ngân hàng, bưu điện, công ty điện lực yêu cầu cung cấp thông tin nhân thân, số tài khoản, mật khẩu… để lừa đảo.

Cơ quan chức năng tỉnh khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trong các giao dịch trên môi trường mạng, nhất là khi sử dụng mạng xã hội không nên vào những đường dẫn không tin tưởng, tin nhắn người lạ. Khi nhận được cuộc gọi có dấu hiệu giả danh yêu cầu chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân thì nên kiểm tra lại qua các kênh hoặc liên hệ với cơ quan công an địa phương để tìm hiểu rõ thông tin nhằm tránh bị kẻ xấu lừa đảo.

Bài, ảnh: Đ.BẢO