【nhận định bo dao nha】Vướng khi triển khai một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính
Khó xác định tình tiết giảm nhẹ,ướngkhitriểnkhaimộtsốquyđịnhvềxửphạtviphạmhànhchínhận định bo dao nha tăng nặng
Hải quan Đồng Nai phản ánh, tại khoản 5 Điều 2 Luật xử lý VPHC về khái niệm tái phạm: Là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 190/2013/TT-BTC cũng hướng dẫn: “Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 127/3013/NĐ-CP là trường hợp cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng đã quá 6 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo, hoặc đã quá 1 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm”.
Dựa trên khái niệm tái phạm của Luật xử lý VPHC thì vi phạm lần đầu được hiểu là trước đó, trong thời hạn luật định, cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan về cùng hành vi bị lập Biên bản vi phạm... Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư 190/2013/TT-BTC thì vi phạm lần đầu được hiểu là trước đó, trong thời hạn luật định, cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan... mà không nêu rõ việc đã bị xử phạt phải cùng hành vi hiện tại bị lập Biên bản vi phạm.
Như vậy, hai khái niệm trên mâu thuẫn về logic và trên thực tế sẽ phát sinh trường hợp vi phạm không phải là tái phạm (chưa bị xử phạt về cùng hành vi) cũng không phải là vi phạm lần đầu (đã bị xử phạt nhiều hành vi khác trong lĩnh vực hải quan).
Quy định như trên đã dẫn đến hai cách hiểu: Một là, nếu không phải là tái phạm thì là vi phạm lần đầu. Hai là, vẫn có trường hợp không có tình tiết tái phạm cũng không có tình tiết vi phạm lần đầu (không có tình tiết tăng nặng lẫn giảm nhẹ).
Theo quan điểm của Cục Hải quan Đồng Nai thì cách hiểu thứ nhất hợp lý hơn. Theo đó, đơn vị này kiến nghị: Sửa đổi khoản 2 Điều 3 Thông tư 190/2013/TT- BTC như sau: “Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị định là trường hợp cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (về cùng hành vi bị lập biên bản vi phạm) nhưng đã quá 6 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo, hoặc đã quá 1 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm”
Trước mắt, trường hợp DN đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng không có tình tiết tăng nặng (do chưa bị xử phạt về cùng hành vi) thì xem xét là vi phạm lần đầu.
Ghi nhận vướng mắc và các kiến nghị này, Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan) cho biết: Đối với các nội dung vượt thẩm quyền cần phải sửa đổi, bổ sung tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013, Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12-12-2013, Tổng cục Hải quan đã có văn bản kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Nhiều hành vi chưa có chế tài xử phạt
Theo phản ánh của một số Hải quan địa phương, quy định hiện hành còn bỏ sót một số hành vi vi phạm chưa có chế tài xử phạt:
Hải quan Quảng Trị phản ánh, việc buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới, trường hợp này khi phát hiện cơ quan Hải quan phải vận dụng lập biên bản mua bán hàng hóa không có chứng từ hợp lệ dẫn đến: Không đúng bản chất hành vi; bỏ lọt tội phạm.
Trường hợp này Hải quan phải áp dụng Nghị định 107/2008/NĐ-CP ngày 22-9-2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại.
Cục Hải quan Đồng Nai bổ sung trường hợp: Không khai nguyên phụ liệu mua nội địa của DN chế xuất để sản xuất hàng XK. (bổ sung vào khoản 3 Điều 7 Nghị định 127)
Tại Cục Hải quan Hải Phòng cũng gặp vướng mắc trong trường hợp hàng hóa không xác định được chủ sở hữu bị tịch thu, nhưng không xác định được thẩm quyền tịch thu do không xác định được hàng hóa thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức. Đưa ra ví dụ, đơn vị này thắc mắc, hàng vô chủ có trị giá hàng hóa lớn hơn 50 triệu đồng và nhỏ hơn 100 triệu đồng không xác định được thẩm quyền tịch thu của Cục trưởng hay Tổng cục trưởng thì xử lý thế nào?
Cũng gặp vướng mắc về thẩm quyền xử phạt, Cục Hải quan Hà Giang cho biết, theo quy định tại Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản không quy định thẩm quyền lập biên bản VPHC, xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả cho cơ quan Hải quan đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này. Việc không quy định thẩm quyền lập biên bản VPHC, thẩm quyền xử phạt cho cơ quan Hải quan dẫn đến việc ngăn chặn hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm sản không bảo đảm kịp thời và hiệu quả đối với các trường hợp khai thác, vận chuyển gỗ quý qua biên giới thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
Vì vậy, đơn vị này cũng kiến nghị, Tổng cục Hải quan cần có ý kiến với cơ quan có thẩm quyền để xem xét bổ sung thẩm quyền xử phạt cho cơ quan Hải quan đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm sản.
Chỉ nên tra cứu trong thời hạn 2 năm
Cục Hải quan Đồng Nai phản ánh, theo hướng dẫn tại khoản 7, khoản 8 Điều 4 Thông tư 190/2013/TT-BTC quy định việc khai sai mã số, thuế suất được coi là lần đầu khi đáp ứng các điều kiện: Cá nhân, tổ chức chưa XNK hàng hóa đó; Chưa được cơ quan Hải quan hướng dẫn, xác định mã số, thuế suất hàng hóa đó hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa đúng”.
Theo đó, “Những trường hợp sau được xác định là đã được cơ quan Hải quan hướng dẫn, xác định về việc khai mã số, thuế suất: Đã được cơ quan Hải quan hướng dẫn khai mã số, thuế suất và đã lập biên bản chứng nhận về việc hướng dẫn việc khai mã số thuế suất; cơ quan Hải quan đã có văn bản xác định trước mã số, thuế suất; cơ quan Hải quan đã xác định mã số, thuế suất hàng hóa và ban hành quyết định ấn định thuế”…
Tuy nhiên, do thời gian trước đây, việc nhập thông tin điều chỉnh mã số, thuế suất lên cơ sở dữ liệu không quy chuẩn, dẫn đến các tờ khai đã khai báo quá lâu đã hủy cả bản giấy rất khó có thể tra cứu được. Vì vậy, để việc tra cứu, kiểm tra quá trình NK hàng hóa liên quan việc xử phạt, Cục Hải quan Đồng Nai đề xuất, chỉ tra cứu trong thời hạn 2 năm kể từ thời điểm phát hiện vi phạm. Giới hạn thời gian này cũng phù hợp với khả năng quản lý của các đơn vị Hải quan Thời gian 2 năm cũng phù hợp với “thời hiệu” xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan theo Điều 6 Luật Xử lý VPHC.
Bổ sung tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 190/2013/TT-BTC một trường hợp được xác định là đã được cơ quan Hải quan hướng dẫn, xác định về việc khai mã số, thuế suất: “Hàng hóa đã được DN NK tại tờ khai trước, đã qua kiểm tra thực tế hàng hóa xác định mã số thuế, thuế suất đúng, được cơ quan Hải quan thông quan”.