【giai hang anh】Tôi đã 'vịn' vào sách để đứng lên
Để khuyến đọc,ôiđãvịnvàosáchđểđứnglêgiai hang anh mọi người đã có nhiều việc làm thiết thực như: chỉ ra những lợi ích của sách, giới thiệu sách hay đến công chúng, lập ra các thư viện sách cộng đồng miễn phí… Nay tôi chỉ biết kể câu chuyện của mình để góp thêm tiếng nói lan tỏa văn hóa đọc.
Ngay từ nhỏ tôi đã là người đặc biệt yêu thích việc đọc. Bất cứ thứ gì có chữ, từ một mẩu giấy bé xíu đến tờ tạp chí to đùng, tôi đều không bỏ sót. Mỗi lần lẽo đẽo theo mẹ đến cơ quan, thấy ở phòng bảo vệ được phát tờ báo nào là tôi lật giở, ngấu nghiến xem bằng hết, dù chưa hiểu gì.
Lớn hơn một chút tôi mới được làm quen với những cuốn truyện cổ tích Việt Nam, thần thoại Hy Lạp, Nghìn lẻ một đêm… Dần dần từng chút một, sách thấm vào tâm hồn tôi, là người bạn thân thiết của tôi, nuôi dưỡng những ước mơ khát vọng trong tôi. Du hành cùng sách, tôi được đến những miền đất xa xôi mà bình thường không bao giờ có thể đặt chân tới, được gặp gỡ những con người thú vị mà trong cuộc sống thường ngày không thể gặp. Qua việc tiếp thu những tinh hoa tư tưởng từ sách, tâm hồn và trí óc tôi rộng mở.
Nhưng xã hội mấy chục năm trước còn nghèo, cuộc sống thiếu thốn đủ thứ thì lấy đâu ra tiền mua sách, mẹ tôi lại là người không thích sách cho lắm nên suốt một thời gian dài tôi chỉ có duy nhất 1 cuốn sách để đọc. Tôi đọc đi đọc lại nó nhiều đến nỗi gần như thuộc lòng cả quyển mấy trăm trang. Mãi tới khi vào cấp ba học chuyên văn, tôi mới làm được thẻ thư viện tỉnh để phục vụ sở thích đọc sách của mình.
Mỗi lần cầm 1 cuốn sách mới trên tay, tôi lại có cảm giác như đang cầm một vật gì đó kỳ diệu thiêng liêng, phải vô cùng gìn giữ, nâng niu. Với những cuốn sách hay, tôi đọc thật chậm để thưởng thức dư vị của nó, với những câu đoạn tâm đắc, tôi lặng người suy ngẫm cả chục phút. Nhiều khi gấp trang sách lại rồi mà lòng cứ vương vấn mãi không thôi.
Khi bị bệnh nan y dẫn đến điếc không thể nghe được người khác nói gì, việc đọc lại càng quan trọng với tôi, nếu không đọc thì tôi không thể biết thế giới ngoài kia đang diễn ra như thế nào, thậm chí cả ngôn ngữ giao tiếp thông thường có thể tôi cũng sẽ quên mất. Sách lúc này là người bạn vô cùng quý giá. Sách giúp tôi bớt cô độc, lẻ loi, buồn chán với cuộc sống xung quanh. Sách làm cho thời gian vô nghĩa của tôi trôi đi hữu ích hơn. Sách như mạch nước ngầm len lỏi tưới mát tâm hồn cằn cỗi vì đau khổ của tôi.
Không có sách để đọc thì tôi đi mượn. Gặp ai tôi cũng hỏi xem người ta có sách gì không để cho tôi đọc ké. Quả thật, dạo ấy tôi thèm sách như người đói thèm cơm. Bạn bè biết niềm khao khát sách của tôi nên thường mua tặng. Ngoài ra tôi còn tham gia một vài cuộc thi viết chỉ vì phần thưởng của nó là sách. Cứ như thế, theo thời gian, tôi đã tích lũy được một tủ sách nho nhỏ.
Đến giai đoạn bệnh nặng, mắt tôi không thể nhìn được nữa thì nỗi khát thèm sách càng cháy bỏng trong tôi. Mỗi lần cầm 1 cuốn sách trên tay tôi lại đau đớn nghĩ rằng: lẽ nào mình sẽ không bao giờ được đọc nữa, lẽ nào mình sẽ phải vĩnh viễn từ bỏ đam mê máu thịt của mình. Thời điểm ấy tôi đã từng có 1 ý nghĩ rất kỳ khôi là nếu mù không nhìn thấy bất cứ thứ gì mà vẫn đọc được sách thì tôi cũng cam tâm. Chính vì thế, tôi ghen tị với tất cả những ai có đôi mắt sáng để đọc.
Thật may mắn, một thời gian sau tôi lấy lại được chút ánh sáng mờ mờ. Tất nhiên vật đầu tiên tôi tha thiết muốn nhìn nhất không thể là gì khác ngoài sách. Tôi cứ mân mê mãi bìa của nó trên tay, căng mắt nhìn xem đây là quyển gì trong số những quyển mình có. Tuy chỉ đọc được những chữ khổ to ở ngoài bìa sách thôi nhưng cũng làm tôi sung sướng nghẹn ngào. Tôi vừa reo vừa khóc. Hấp tấp lần xem tất cả những cuốn mà tôi có thể đọc được. Lật giở từng trang sách cứ như thể chỉ cần nhìn thấy bìa của nó là tôi đã thấy hết toàn bộ chữ trong đó vậy. Tôi nhờ mẹ mua sẵn kính lúp để đó, chờ một ngày đẹp trời mắt tôi bừng sáng, sẽ soi thấy chữ.
Khi biết bác sĩ bảo mắt tôi chỉ được đến thế, tôi đã khóc rất nhiều. Mọi hy vọng, mong chờ, khắc khoải từng ngày của tôi tưởng như đã chết theo câu nói đó. Nhưng rồi bất chấp sự thật phũ phàng ấy, tôi vẫn có 1 niềm tin sâu sắc rằng: tôi yêu chữ như thế nhất định một ngày nào đó chữ sẽ trở lại với tôi.
Và quả thật "cái ngày nào đó" ấy cũng đến. Nhưng nó đến theo 1 cách hoàn toàn khác so với những gì tôi hình dung. Đó là tôi chỉ có thể đọc được sách điện tử trên máy tính với cỡ chữ phóng to gấp nhiều lần so với chữ thường in trong sách giấy. Nhưng như thế thôi cũng đủ làm tôi sung sướng lắm rồi. Nhớ lần đầu đọc một mẩu chuyện nhỏ, cả màn hình máy tính bảng phóng đại hết cỡ, hiện lên được 2 dòng mà tôi lâng lâng hạnh phúc cả ngày. Hôm nào cũng chỉ phập phồng một nỗi lo sợ không thể đọc vài dòng ngắn ngủi như thế. Đến nay sau 2 năm, cứ mỗi ngày vài trang sách, tôi đã đọc được hơn một chục cuốn với kiến thức giá trị nhiều hơn tất cả các năm trước cộng lại. Đôi khi tôi tự hỏi mình có phải là người khiếm thị không, có người khiếm thị nào lại liều lĩnh, mạo hiểm chút ánh sáng ít ỏi còn sót lại như tôi không. Hãy dừng lại đi. Nhưng tôi không thể. Tình yêu sách và niềm khát khao hiểu biết trong tôi quá lớn.
Ở vào hoàn cảnh bệnh tật của tôi, có thể nói sách gần như là tất cả thế giới tinh thần. Tôi đã "vịn" vào sách để đứng lên. Những bài học từ sách như lòng can đảm, tinh thần lạc quan, hi vọng…, những con người trong sách nỗ lực vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, từ bao giờ đã hun đúc cho tôi một ý chí mạnh mẽ, quật cường. Bóng tối, sự im lặng và cả những đau đớn về thể xác cũng không thể khuất phục được tình yêu cuộc sống của tôi. Do vậy, tôi không chỉ yêu mà còn biết ơn sách vô cùng.
Mong sao ngày càng có nhiều người hiểu được giá trị lớn lao của sách như tôi, để văn hóa đọc lan tỏa rộng khắp…
Dư Phương Liên