Empire777

Sáng 21/9/2015, tại Hà Nội, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) phối hợp với Ngân h kqbd ukraine

【kqbd ukraine】Hơn 91% vốn vay nước ngoài dùng để đầu tư phát triển

Sáng 21/9/2015,ơnvốnvaynướcngoàidùngđểđầutưpháttriểkqbd ukraine tại Hà Nội, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức hội thảo lần thứ hai về Đánh giá Luật Quản lý nợ công sau 5 năm triển khai thực hiện.

Hội thảo được diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung và Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwa Kwa.

hội thảo nợ
Thứ trưởng Trương Chí Trung (bên phải) và Giám đốc WB tại Việt Nam, bà Victoria Kwa Kwa tại hội thảo.

12,4 tỷ USD thực hiện chương trình, dự án trọng điểm

Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại Trương Hùng Long, sau 5 năm triển khai thực hiện, Luật Quản lý nợ công đã tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ về lĩnh vực quản lý nợ công của Việt Nam. Đồng thời, từng bước công khai, minh bạch, tạo điều kiện kiểm tra, kiểm soát của toàn xã hội đối với việc vay và trả nợ công.

Đặc biệt, Luật đã tạo môi trường pháp lý quan trọng cho việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Riêng trong giai đoạn từ 2010 - 2015, tổng huy động nợ công của Việt Nam đạt bình quân 14% GDP, chiếm khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tốc độ tăng bình quân hàng năm nhanh (mức 18,6%/năm).

Trong đó, nguồn vốn huy động của Chính phủ chiếm 76,4% (bình quân 360.000 tỷ đồng/năm), vay Chính phủ bảo lãnh chiếm 20,3% (bình quân 93.000 tỷ đồng/năm, vay chính quyền địa phương chiếm 3,3% (trên 15.000 tỷ đồng/năm).

Về huy động vốn vay của Chính phủ, chủ yếu là phát hành trái phiếu chính phủ trong nước và vay ODA, ưu đãi nước ngoài; trong đó, khối lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành đạt trên 1.006 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,3% tổng số vốn vay của Chính phủ với mức tăng đạt trên 25%/năm.

Tổng số vốn vay nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân đạt gần 597 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 27,5% tổng số vốn vay của Chính phủ. Đặc biệt, nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu được sử dụng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, chiếm trên 91% tổng số vốn vay.

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, Chính phủ cấp bảo lãnh thực hiện hàng loạt chương trình, dự án trọng điểm sử dụng vốn vay nợ trong và ngoài nước, với tổng số vốn cam kết tương đương 12,4 tỷ USD, gấp hơn 2 lần giai đoạn 2007 - 2010, trong đó bảo lãnh vay trong nước chiếm khoảng 54% và nước ngoài chiếm khoảng 46%.

Bảo đảm trả nợ theo cam kết

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, tổng vốn vay của Chính phủ đưa vào cân đối ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển (tính cả trái phiếu Chính phủ, không bao gồm cho vay lại) đạt trên 1.400 nghìn tỷ đồng, trung bình đạt 7% GDP và có tốc độ tăng 14%/năm.

luật quản lý nợ công
Toàn cảnh Hội thảo

Cục trưởng Trương Hùng Long khẳng định, nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ chỉ sử dụng để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư phát triển có khả năng hoàn vốn với trị giá giải ngân trong khoảng 5 năm qua ước đạt 237 nghìn tỷ đồng.

Cũng trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã sử dụng 578 nghìn tỷ đồng vốn vay Chính phủ bảo lãnh để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn vay dài hạn để thực hiện chương trình, dự án trọng điểm, cấp bách.

Ông Trương Hùng Long cũng cho biết, việc tổ chức thực hiện trả nợ đảm bảo đúng nghĩa vụ nợ đến hạn hàng năm, đặc biệt là đã chủ động bố trí đầy đủ nguồn NSNN để trả nợ cho các nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ đúng hạn, đảm bảo trong giới hạn cho phép, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới các cam kết, góp phần tăng cường hệ số tín nhiệm quốc gia.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, chưa tính số đảo nợ thì số trả nợ của năm 2014 ước khoảng hơn 141 nghìn tỷ đồng, năm 2015 khoảng hơn 166 nghìn tỷ đồng. Nợ công so với GDP năm 2014 ước khoảng 59,6% GDP, nằm trong giới hạn cho phép không quá 65% GDP. Ước tính năm 2015 là 62,3%.

Phương thức phát hành trái phiếu đã được thay đổi để phù hợp với thực trạng phát triển, minh bạch hóa hoạt động của thị trường và từng bước tiếp cận các chuẩn mực của thị trường quốc tế.

Quy mô của thị trường trái phiếu Việt Nam đã tăng từ mức 2,82% GDP năm 2001 lên mức 19% GDP năm 2011 và khoảng 21,2% GDP năm 2014.

Thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã huy động được một khối lượng vốn lớn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển.

Dự kiến, năm 2015, sẽ phát hành 250 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ; trong đó, tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm là 180 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm là 50 nghìn tỷ đồng và kỳ hạn 15 năm là 20 nghìn tỷ đồng./.

Đức Minh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap