Nhận Định Bóng Đá

【keo nhà cái.de】Kỳ 1: Cuộc sống bấp bênh của lao động phi chính thức

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:LTS: Cùng với khối lượng lớn, nhiều việc chưa có tiền lệ… trong một năm qua, Quốc hội Việt Nam đã có keo nhà cái.de

LTS: Cùng với khối lượng lớn,ỳCuộcsốngbấpbênhcủalaođộngphichínhthứkeo nhà cái.de nhiều việc chưa có tiền lệ… trong một năm qua, Quốc hội Việt Nam đã có rất nhiều quyết sách vì quốc kế dân sinh. Nóng trên nghị trường những bàn luận, những ý kiến tâm huyết cùng sự tiếp thu chọn lọc kỹ càng nhất, những dự thảo Luật được chỉnh sửa tiếp cận gần nhất, đảm bảo nhất đến an sinh, đến quyền lợi sát sườn của từng người dân, đặc biệt là đối tượng lao động phi chính thức, công việc bấp bênh. Phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị có loạt bài ghi nhận...

Kỳ 1: Cuộc sống bấp bênh của lao động phi chính thức
Nhọc nhằn những lao động ở chợ đêm Long Biên. Ảnh: Khánh Huy

Bấp bênh tuổi già của những người dân nghèo

Không nhớ đã sống bao nhiêu năm ở cái xóm Phao bãi giữa sông Hồng (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội), với bà Đinh Thị Mai (SN 1954) việc Thủ đô phát triển, hiện đại và văn minh đến đâu, thì cái xóm nghèo nơi bà đang ngụ cư vẫn thiếu thốn như bao nhiêu năm nay vẫn thế.

Vừa nói chuyện, bà vừa xoa bả vai đang nhức nhối vì thay đổi thời tiết. Bà cho biết, hàng ngày nếu không đau nhức xương cốt giờ này bà đã lang thang ở các con phố để nhặt phế liệu. “Nguồn cơn” cái cơn đau là do có lần đi làm ngoài phố và bị ngã gãy xương. Vào bệnh viện, bà đã được các bác sĩ băng bó, chạy chữa… nhưng cánh tay chưa lành hẳn bà đã xin xuất viện.

“Nói là có bảo hiểm y tế, nhưng ngoài một chút tiền giường và thuốc thì các chi phí khác lớn lắm. Đó là chưa tính đến các thứ thuốc phải mua ngoài danh mục bảo hiểm” – bà Đinh Thị Mai nói. Thiếu tiền, không trông cậy được vào bảo hiểm nên bà về nằm nhà để tiết kiệm.

Khổ nỗi, về nhà do thiếu kiến thức về y tế, cũng bởi còn bận chăm cháu giúp đỡ cho con cái nên bà không giữ gìn được. Một thời gian sau mặc dù đã tháo bột nhưng bà vẫn thấy đau và khó chịu, bác sĩ kiểm tra thì phát hiện xương đã bị chệch. “Thế là cánh tay yếu hẳn, không làm được nhiều như những ngày trước. Giờ có muốn làm cỏ, làm ruộng cũng rất khó khăn. Thế nên lại đành đi nhặt giấy, nhặt rác” – bà cho biết.

Cũng như nhiều người dân khác nơi đây, bà Đinh Thị Mai rất sợ đến bệnh viện. Việc ốm đau chưa rõ, nhưng cứ đến là mất tiền, mà với cuộc sống đến miếng ăn còn khó khăn thì có bất cứ vấn đề gì xảy ra với sức khỏe đều là những thứ dồn cuộc sống của những người nơi đây đến cuối chân tường…

Ngẩn ngơ nhìn đứa cháu gái đã 5 tuổi nhưng vẫn loắt choắt như đứa trẻ lên 3, bà bảo năm nay bà không mua bảo hiểm y tế nữa. Một phần có bảo hiểm nhưng khi đến bệnh viện vẫn phải chi trả rất nhiều, hơn nữa cũng chẳng có tiền.

“Công việc bấp bênh, trước tay chân khoẻ mạnh còn nhặt cỏ, làm ruộng, thậm chí bốc vác để lấy tiền sinh sống. Giờ ốm đau chỉ còn biết đi nhặt rác. Mà công việc ấy lắm lúc cũng phải nhìn… thời tiết. Còn các việc khác thì không biết làm” – bà Đinh Thị Mai than thở.

Kỳ 1: Cuộc sống bấp bênh của lao động phi chính thức
Những ngôi nhà phao bấp bênh trên sông là nơi sinh sống của những người dân như bà Đinh Thị Mai. Ảnh: Ngọc Dung

Giữa cái nắng oi ả, bà Nguyễn Thị Linh (SN 1946, quê Thanh Hoá) ôm chiếc giỏ đựng ít kẹo cao su, vài gói tăm, lẫn lộn trên giá treo là mấy chiếc bấm móng tay, vài chiếc cặp tóc cho phụ nữ... len lỏi ở quán bún đậu giữa con phố Hoàng Hoa Thám (quận Hà Đông, Hà Nội). Gặp ai bà cũng năn nỉ mua giúp bà gói tăm hoặc gói kẹo. Có lẽ sáng nay ế ấm, đồ trong giỏ còn đầy. Bà thẫn thờ nhìn nắng rồi lúi húi đếm lại số đồ còn lại.

Xã Nông Cống quê bà vốn là vùng quê nghèo, dân cư cũng không đông đúc. Người ở vùng quê chủ yếu sống bằng trồng lúa, hoa màu. Đa phần người dân nơi này thoát ly, đi lên các Thành phố lớn để mưu sinh. Cũng có gia đình cố chạy vạy cho người nhà đi xuất khẩu lao động.

Nhà bà ở lọt thỏm giữa vùng quê nghèo ấy. Chồng mất, rồi có đứa con gái cũng… mất chồng. Tưởng hai mẹ con sẽ nương tựa vào nhau, nhưng rồi một ngày con gái bà quyết định đi xuất khẩu lao động, bỏ lại hai đứa cháu đang độ tuổi mẫu giáo ở nhà với mẹ.

Tuổi đã cao, không còn sức làm ruộng, mà 2 đứa cháu mặc dù tiền học được miễn, nhưng vẫn phải ăn để sống. Bất đắc dĩ, bà đành gửi cháu cho họ hàng để theo người ta lên Hà Nội bán rong, kiếm tiền nuôi cháu. Bà bảo, lên đây, bà cùng một số người đồng hương thuê 1 căn phòng trọ tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Bởi ít tiền, bà chỉ có thể đóng 600 nghìn/tháng. Vậy nên, chỗ ăn, chỗ ngủ của bà là ở ban công căn phòng trọ khiêm tốn ấy. Bà nói cũng chẳng sao, chủ yếu là mưa có chỗ che, nắng có chỗ trú. Chứ cảnh nghèo khổ của bà đâu có mơ chăn ấm nệm êm.

Theo bà Linh, cuộc sống của bà nếu như không có các biến cố xảy ra, bà có khi chẳng bao giờ bước ra khỏi luỹ tre làng. Không chỉ riêng bà, hầu như những người bà quen biết đều không có bảo hiểm xã hội. Với những người như bà, bảo hiểm xã hội là một dịch vụ gì đó không thuộc về tầng lớp của bà. Nó chỉ dành cho những người đi làm ở xí nghiệp, cơ quan công sở.

“À, thế là đóng bảo hiểm về già có lương hưu à? Vậy cũng tốt, nhưng có ai nói với chúng tôi những điều ấy đâu. Chúng tôi nào có biết bảo hiểm xã hội là gì, ngoài mang máng hiểu một chút cái gì mà vào y tế không phải thanh toán…” – lời bà Linh.

Tuy nhiên, hào hứng và luyến tiếc là vậy, bà vẫn ngẩn ngơ cho biết, thực ra nếu có biết sớm cũng chưa chắc bà đã có tiền mà đóng. “Đi cày, đi cấy, trồng lúa, hoa màu cũng chỉ đủ thóc gạo ăn, chứ làm gì có đồng nào dư dả để tích luỹ hay đóng cái gì gì ấy nữa…” – bà bày tỏ. Và cuộc sống của bà bây giờ có lẽ chỉ mong còn sức để lang thang dọc các con phố kiếm tiền nuôi hai cháu nhỏ. Gục xuống ngày nào thì phải chịu, chứ mong gì đến lúc được nghỉ ngơi mà hưởng hưu trí như người ta!

Kỳ 1: Cuộc sống bấp bênh của lao động phi chính thức
Bà Nguyễn Thị Linh (SN 1946, quê Thanh Hoá) hàng ngày rong ruổi từng con phố để nhặt nhạnh từng đồng gửi về quê nuôi cháu. Ảnh: Ngọc Dung

Còn bà Vũ Thị Kim Xuyến (SN 1963, đã từng có hộ khẩu tại Trại Găng, phường Thanh Nhàn, Hà Nội) thì bộc bạch, bà vốn đau yếu triền miên nên ngày làm, ngày không. Mà “dừng tay là dừng mồm”. Nhiều khi bữa cơm chỉ có cơm trắng và nắm rau nhặt được ngoài chợ. Cám cảnh vì sức khoẻ ngày một yếu, mùa đông thì xương khớp đau như rần, mùa hè thì ngộp không muốn thở, bà Vũ Thị Kim Xuyến bảo, không biết đến lúc bà nằm một chỗ thì sẽ ra sao.

“Có những lúc không muốn nghĩ tới. Cả đời tôi, trẻ thì lo cho con, giờ già rồi con cái không trông cậy được nên vẫn kiếm từng đồng chỉ mong đủ ăn…” bà than thở. Bà cũng cho biết, trước nay từ trẻ đến khi ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, chưa một lần bà nghe đến bảo hiểm xã hội. “Có khi có biết cũng không có tiền đóng” – bà Vũ Thị Kim Xuyến nói.

Anh Phạm Văn Thắng (SN 1988, trú tại xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) chia sẻ, gia đình anh 3 đời theo nghề khảm trai truyền thống ở xã Chuyên Mỹ. Mỗi ngày, anh ngồi làm 8 tiếng, thu nhập mỗi tháng của anh khoảng 10 triệu đồng. Anh Thắng cho biết, rất ít người ở làng nghề này tham gia BHXH, còn BHYT hầu như ai cũng tham gia. “Tôi cũng muốn được tham gia BHXH tự nguyện nhưng tôi không còn nhiều thời gian để theo nghề này nữa. Việc này sẽ phù hợp với các lao động trẻ hơn” – anh Thắng nói.

Kỳ 1: Cuộc sống bấp bênh của lao động phi chính thức
Người lao động đang thao tác làm nghề khảm trai tại xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: Hoa Đỗ

Khoảng trống về pháp luật trong chính sách với lao động

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 31/6, cả nước có 33,4 triệu lao động phi chính thức, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 65%, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường lao động, tác động mạnh mẽ đến phát triển và bảo đảm việc làm nói chung. Điều đáng nói là chỉ số ít lao động phi chính thức được bao phủ bởi lưới an sinh khi có đến 98% số người lao động phi chính thức không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này dẫn đến hệ thống hỗ trợ người lao động trong những trường hợp rủi ro, gặp biến cố trong quá trình lao động bị hạn chế rất nhiều.

Trên thực tế, trên 60% số lao động phi chính thức chỉ có thỏa thuận miệng về việc làm, 14% không có hợp đồng lao động. Thế nên, lao động phi chính thức không được bảo đảm an sinh về mặt luật pháp. Bài học từ đại dịch Covid-19 cho thấy dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng, gồm cả nhóm lao động phi chính thức nhưng thực tế nhiều lao động tự do không tiếp cận được các gói hỗ trợ này.

Kỳ 1: Cuộc sống bấp bênh của lao động phi chính thức
Người lao động vẫn chưa mặn mà với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Ảnh: Khánh Huy

Lao động khu chính thức lại chưa được hưởng các chính sách, chế độ an sinh xã hội cơ bản như: BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, giờ lao động và chế độ nghỉ ngơi, nghỉ phép, ốm đau, thai sản… Trong khi đó, lao động khu vực phi chính thức hiện đang giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo.

Những rào cản về chính sách khiến người lao động đắn đo khi tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện. Điều này dẫn đến tình trạng “lọt lưới an sinh” ở phần không nhỏ người lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi vì không được bảo vệ đầy đủ với hệ thống pháp luật về lao động.

Nguyên nhân chủ yếu khiến người lao động khu vực phi chính thức chưa mặn mà tham gia BHXH tự nguyện và mua BHYT là do thu nhập còn thấp, không ổn định. Thậm chí, một bộ phận thiếu quan tâm đến chính sách BHXH, BHYT, chưa hiểu hết được ý nghĩa, giá trị của việc tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện. Trong khi, lao động yếu thế cũng không biết tổ chức, đơn vị nào hỗ trợ họ tham gia BHXH, BHYT để về già hay bệnh tật còn có chỗ bấu víu.

Mặt khác, mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện chưa tạo được cú hích để thúc đẩy người dân tham gia chế độ này vì ngoài chế độ hưu trí, tử tuất, việc bổ sung các chế độ BHXH đòi hỏi phải có sự hỗ trợ lớn từ ngân sách Nhà nước. Hiện nay, mới có 22/63 tỉnh, TP được Hội đồng Nhân dân ra nghị quyết hỗ trợ lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện do khả năng cân đối của ngân sách.

Thực tế, có những khoảng trống về pháp luật trong chính sách với người lao động. Thí dụ, nhiều chính sách an sinh xã hội chủ yếu quy định theo hộ khẩu thường trú, gây khó khăn cho lao động di cư, khiến họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản. Theo đó, lao động phi chính thức khó tiếp cận BHXH tự nguyện và BHYT.

“Ngoài ra, các chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên hay đột xuất, chưa có chính sách dành riêng cho người tạm trú ngắn hạn như lao động nữ di cư” - luật sư Nguyễn Tiến Hùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhân định. Cũng theo luật sư, một trong những khó khăn của lao động khu vực phi chính thức đó là BHYT. Theo quy định, muốn mua BHYT, người lao động cần có sổ đăng ký tạm trú và văn bản đồng ý của chủ nhà. Họ cũng chỉ có thể mua BHYT tự nguyện khi chủ nhà cũng mua.

“Thực tế với những người lao động yếu thế, đôi khi những quy định tưởng chừng đơn giản này lại làm khó họ. Trong khi đó, theo họ, với những danh mục thanh toán BHYT hiện nay theo luật không thực sự hấp dẫn. Với tình hình thuốc thang, vật tư y tế thiếu xảy ra ở nhiều bệnh viện, việc tự bỏ tiền túi ra mua thuốc khi khám chữa bệnh càng làm những người lao động này không mặn mà…” – luật sư Nguyễn Tiến Hùng nêu.

TS. Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội nêu: “Lao động phi chính thức là người ta tự làm việc, không có quan hệ lao động nên thường không ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khu vực này còn rộng, lại đang hình thành một số loại hình kinh tế mà Nhà nước cần phải quan tâm, nghiên cứu. Sở dĩ số người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện còn thấp là do một phần chính sách chưa hấp dẫn, một nguyên nhân nữa là do nhận thức và điều kiện sống đã hạn chế khả năng tiếp cận. Đặc biệt, sự phối hợp công tác của ngành BHXH với cấp xã, phường có nơi, có lúc chưa được chặt chẽ, thường xuyên và quyết liệt. Vì thế cần chú trọng công tác truyền thông để mọi người nhận thức và thấy rõ tính ưu việt của chế độ hưu trí cũng như trách nhiệm đóng BHXH của từng người lao động.

(Còn nữa)

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap