您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【soi kèo bi】Việt Nam cần "lớp đệm" để ứng phó với cuộc chiến thương mại Mỹ

Empire7772025-01-10 20:47:52【Nhận Định Bóng Đá】5人已围观

简介Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khiến kinh tế thế giới nhiều bất định. Ảnh T.L minh họaCơ soi kèo bi

cttm

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khiến kinh tế thế giới nhiều bất định. Ảnh T.L minh họa

Cơ hội và thách thức song hành

TheệtNamcầnquotlớpđệmquotđểứngphóvớicuộcchiếnthươngmạiMỹsoi kèo bio ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Việt Nam có thể đóng vai trò nhà cung cấp thay thế một số mặt hàng của Trung Quốc xuất sang thị trường Mỹ và là điểm đến mới của các nhà đầu tư đang dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Mặt khác, nếu nhu cầu mua hàng Trung Quốc giảm xuống, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, hàng hóa Trung Quốc có thể tràn ngập Việt Nam, gây ảnh hưởng đến các hoạt động chế tạo, chế biến trong nước.

Mặc dù Việt Nam không phải là đối tượng của các biện pháp thương mại trực tiếp từ phía Mỹ (ngoại trừ thuế quan trên nhôm và thép) và có thể trước mắt còn hưởng lợi do tình trạng chuyển hướng thương mại ra khỏi Trung Quốc và Mỹ, nhưng Việt Nam đang phải chịu nhiều nguy cơ khi tranh chấp thương mại có khả năng leo thang thông qua các tác động gián tiếp, bao gồm suy giảm về nhu cầu bên ngoài và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Với việc Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác thương mại lớn, Việt Nam dự kiến sẽ phải chịu những tác động không nhỏ nhưng trong khả năng kiểm soát. Việt Nam rất có thể phải chịu tác động tiêu cực khi tăng trưởng và thương mại toàn cầu suy giảm, các nhà đầu tư giảm lòng tin. Tính theo giá trị gia tăng, nhu cầu cuối cùng chỉ riêng Trung Quốc và Mỹ đã tương đương 8% và 4% GDP của Việt Nam. Vì vậy, bất kỳ suy giảm nào ở hai nền kinh tế đó cũng sẽ tác động đến Việt Nam.

Đồng thời, các nhà sản xuất tại Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với cạnh tranh tăng lên ngay ở thị trường trong nước khi hàng Trung Quốc tìm kiếm địa chỉ thay thế. Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước cũng được hưởng một số lợi ích khi cạnh tranh tăng lên như giá cả thấp hơn và ngày càng có nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng cho người sản xuất và tiêu dùng, bên cạnh đó là lợi ích về hiệu suất do đẩy mạnh chuyên môn hóa ở các công đoạn và các hình thức sản xuất khác nhau.

Ông Sebastian cũng lưu ý, có khả năng nhà cầm quyền Mỹ sẽ theo dõi tình hình chuyển hướng thương mại hoặc sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng (như Việt Nam) để né tránh thuế chống phá giá và thuế chống trợ cấp. Để giảm thiểu rủi ro đó, Việt Nam cần phải ban hành cơ chế theo dõi hiệu quả và các biện pháp liên quan để tránh tác động trên.

Củng cố khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô

Để tránh những tác động tiêu cực từ sự leo thang chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chuyên gia WB cho rằng Việt Nam cần củng cố khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô. Điều quan trọng là cần duy trì chính sách tiền tệ ứng phó và tỷ giá linh hoạt để tạo lớp đệm cấp thiết nhằm quản lý những biến động về tài chính và thương mại bên ngoài.

Bên cạnh đó là tăng cường năng lực cạnh tranh. Trong đó, những yếu tố chính để tạo thuận lợi thương mại thành công là: ban hành khung thể chế và chính sách tốt, cải thiện dịch vụ vận tải và hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục quy định, kèm theo những nỗ lực lớn để chiếm lĩnh các khâu đem lại giá trị gia tăng lớn hơn trong các chuỗi cung ứng…

Các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài nên nhằm tạo thuận lợi để nhà đầu tư gia nhập và giữ chân họ, bao gồm đơn giản hóa các yêu cầu gia nhập đối với nhà đầu tư, quy trình minh bạch, đảm bảo chống sung công và ngăn cản hồi hương lợi nhuận. Ngoài ra, cần tăng cường nỗ lực để đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong nước vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Ông Sebastian cho rằng, quan điểm chính sách thương mại bất định của Mỹ càng cho thấy tầm quan trọng của việc theo đuổi hội nhập khu vực. Các điều kiện cần để hoàn tất triển khai đầy đủ Cộng đồng Kinh tế ASEAN có thể chưa chắc cuối cùng đã được đáp ứng, trong khi Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh quá trình hoàn thành Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Liên quan đến RCEP, "Việt Nam nên thận trọng xem xét việc thông qua chiến lược thỏa thuận sớm vì Trung Quốc có thể sẽ ngày càng phụ thuộc vào các quốc gia trong RCEP. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên tập trung vào triển khai CPTPP, đặc biệt là EVFTA - hiệp định thương mại tự do lớn nhất về tác động kinh tế và cải cách trong nước" - ông Sebastian nhấn mạnh./.

Thảo Miên

很赞哦!(41)