【cúp bóng đá ý】Tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản liệu có bị bong bóng?

Tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản liệu có bị bong bóng?
Từ đầu năm 2021 đến nay thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh so với năm 2020. Ảnh: Internet.

So sánh về sự tăng trưởng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán giai đoạn 2020 đến nay với giai đoạn 2006 - 2009, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn đã chỉ ra một số điểm tương đồng cũng như những điểm khác biệt.

Trước năm 2006, thị trường bất động sản bước vào giai đoạn đóng băng, Chính phủ hạn chế giao dịch phân lô bán nền, dòng vốn chuyển mạnh sang thị trường chứng khoán.

Đến giai đoạn 2006 - 2007, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường bất động sản ấm dần lên, một phần dòng vốn từ chứng khoán chuyển sang bất động sản. Đây cũng là giai đoạn từ khoá “quy hoạch” nổi lê do nhiều địa phương ban hành quy hoạch mới, nhiều khu đô thị, quy hoạch được điều chỉnh đã khiến cho thị trường tăng “nóng”.

Sang năm 2008 là năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thanh khoản trên thị trường bất động sản giảm và xuất hiện nợ xấu. Sau đó, thị trường đóng băng hoàn toàn từ cuối 2008 đến 2009.

Năm 2020, do dịch Covid-19, thanh khoản trên thị trường bất động sản suy giảm do sự hạn chế đi lại và nguồn cung mới. Trong giai đoạn này, dòng vốn chuyển dịch sang chứng khoán. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, trong bối cảnh kinh tế dần hồi phục, đặc biệt liên tiếp những thông tin quy hoạch được đưa ra trong quý 1/2021, vì thế thanh khoản bất động sản tăng, nhiều nơi xuất hiện sốt đất.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, diễn biến này khiến thị trường gần như tái hiện đỉnh quan tâm của năm 2006, thời điểm thị trường cũng đón nhiều thông tin quy hoạch. Điều này cũng gây lo ngại về việc liệu thị trường có thể tái diễn tình trạng bong bóng hay không.

Vấn đề này, theo ông Nguyễn Quốc Anh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là vấn đề kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Vấn đề mấu chốt của giai đoạn 2006 - 2007 là kiểm soát tín dụng chưa thực sự tốt, tăng trưởng tín dụng có thể lên tới 40%.

Giai đoạn vừa qua, lãi suất ngân hàng giảm khiến làn sóng rút tiền đầu tư từ tiết kiệm đổ vào chứng khoán và bất động sản gia tăng. Tín dụng đổ vào bất động sản hiện nay không phải hoàn toàn là khoản đi vay mà là nguồn tiền nhàn rỗi trong dân nên khó để xuất hiện bong bóng nhà đất trong ngắn hạn.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Dũng, Chủ tịch Công ty BĐS Thiên Khôi cho rằng, hiện thị trường BĐS tăng trưởng được hình thành từ hai yếu tố là nhu cầu và dòng tiền. Ở Việt Nam thời gian qua đang có sự dôi dư về dòng tiền của người dân trong nước.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng tốt hơn nhiều nước trên thế giới cũng là lí do hút dòng tiền đầu tư trong và ngoài nước vào BĐS. Do vậy, vị đại diện này cho rằng thị trường BĐS khó có thể xảy ra bong bóng.

Mặc dù tăng trưởng nóng của thị trường, nhưng theo ông Vũ Đức Ngọc, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Kosy sẽ không có bong bóng BĐS.

Lí do được đại diện Tập đoàn Kosy đưa ra là hiện nay lượng người mua BĐS tăng đột biến do lãi suất các ngân hàng cho vay giảm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, điều này dẫn tới khách hàng gửi tiền rút khỏi ngân hàng đầu tư BĐS.

Hơn nữa, theo ông Vũ Đức Ngọc, tín dụng cho BĐS không được Chính phủ khuyến khích. Đồng thời, những dự án bán trong thời điểm này là những dự án tốt mới có thanh khoản cao.