【90phut.link trực tiếp bóng đá】Kinh tế Việt Nam giảm tăng trưởng nhưng không đáng lo ngại
Khả năng chống chọi của nền kinh tế Việt Nam tương đối tốt
Sau khi tăng trưởng mạnh năm 2015,ếViệtNamgiảmtăngtrưởngnhưngkhôngđánglongạ90phut.link trực tiếp bóng đá tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã tăng chậm lại trong nửa đầu năm 2016. GDP ước tính chỉ tăng 5,5% so với mức 6,3% cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam do WB công bố 6 tháng một lần, nguyên nhân giảm tốc độ tăng trưởng gồm tác động bất lợi của đợt hạn hán và xâm ngập mặn gần đây lên nông nghiệp và sản xuất công nghiệp đang có xu hướng tăng chậm lại. Tác động của hạn hán và xâm ngập mặn tại các vùng sản xuất nông nghiệp chính làm cho sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,2%.
Ông Achim Fock, quyền Giám đốc WB tại Việt Nam cho rằng, tăng tưởng kinh tế Việt Nam tuy được dự báo giảm xuống nhưng không có gì quá quan ngại, khi so sánh với nhiều nền kinh tế toàn cầu. Nếu đem ra so sánh thì 6% là 1 mức tăng trưởng tương đối mạnh. Tuy tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ chậm lại trong năm nay, nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực.
Theo báo cáo, áp lực giá hàng tiêu dùng vẫn nằm trong tầm kiểm soát mặc dù trong một vài tháng gần đây tỷ lệ lạm phát có tăng nhẹ. Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục nhắm đến mục tiêu duy trì cân đối giữa hỗ trợ tăng trưởng và ổn định vĩ mô.
Xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng qua tăng trưởng 6,5% trong khi xuất khẩu của thế giới chỉ tăng khoảng 3%… Vì vậy, viễn cảnh trung hạn là không u ám, đặc biệt trong khu vực kinh tế thực khi khả năng chống chọi của nền kinh tế Việt Nam tương đối tốt.
Để tăng trưởng cao, phải tái cơ cấu theo chiều sâu
Theo WB, sự ổn định ngành ngân hàng vẫn được duy trì nhưng vấn đề chất lượng tài sản vẫn chưa được giải quyết trong một thời gian dài. Nợ xấu toàn hệ thống, theo báo cáo đã giảm xuống mức 3% so với tổng số cho vay. Nhưng đây có thể là con số chưa phản ánh đầy đủ bản chất của vấn đề.
WB cho rằng, tuy các ngân hàng bị yêu cầu phải dần dần trích lập dự phòng cho số nợ xấu chuyển sang Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC), nhưng rủi ro tín dụng và rủi ro nguồn vốn liên quan vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhất là khi chỉ khoảng 5% số nợ xấu chuyển sang VAMC được giải quyết. Cần có động thái mạnh mẽ để tái vốn hóa lại một số ngân hàng.
Cũng theo WB, tốc độ cải cách cơ cấu nhằm nâng cao năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước cũng như tư nhân diễn ra chậm chạp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam...
Theo ông Achim Fock, để duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì Việt Nam cần phải tiếp tục tái cơ cấu theo chiều sâu để tăng trưởng năng suất lao động.
Để tăng trưởng, Việt Nam trong 6 tháng tới và trung hạn cần có những cải cách cơ cấu ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân trong nước phát triển hơn, trong bổi cảnh nền kinh tế toàn cầu chưa khởi sắc, có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam.
Ông Sebastian Eckardt- chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho biết, Chính phủ đã cam kết bảo đảm duy trì bền vững nợ công và tái tạo khoảng đệm tài khóa. Vấn đề bây giờ phải là thực hiện cam kết đó bằng hành động cụ thể nhằm cân đối ngân sách trong trung hạn.
Theo WB, tín dụng đã tăng trưởng với tốc độ khá cao, ở mức khoảng 18% (so với cùng kỳ) trong giai đoạn đầu năm nay. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Thông tư 06) nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tăng trưởng tín dụng nóng và nâng cao chất lượng khoản vay.
Tuy nhiên, ông Sebastian Eckardt cho rằng, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay vẫn giữ ở mức 18- 20% và trọng tâm vẫn phải đảm bảo tín dụng cho các hoạt động kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng, các cơ quan quản lý có thể phải cân nhắc tới việc nới lỏng chính sách.
Năm nay, GDP dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6% với mức lạm phát cao hơn năm ngoái và cán cân thanh toán vãng lai sẽ thặng dư ở mức tối thiểu. Thâm hụt tài khóa ước tính sẽ vẫn ở mức cao, nhưng sẽ được siết lại theo kế hoạch củng cố tài khóa trung hạn của Chính phủ. (Nguồn: Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, tháng 7/2016). |
Vũ Luyện