Bisphenol A (BPA) là hoạt chất thường được dùng để làm cứng trong sản xuất nhựa polycarbonate (PC) và được dùng để chế tạo nhiều loại sản phẩm gia dụng như bình sữa trẻ em,óachấtBPAtrongnhựavànhữngtáchạikhônlườkqbd đức 2 chai uống nước, hộp đựng thức ăn, đồ chơi bằng nhựa… Bên cạnh đó, hóa chất BPA còn dùng để sản xuất nhựa epoxy – một loại nhựa bảo quản dùng để tráng bên trong các sản phẩm kim loại như đồ hộp kim loại, ống dẫn nước, thậm chí có cả trong biên lai, hóa đơn tính tiền ở siêu thị...
Hóa chất BPA có trong hầu hết các sản phẩm bằng nhựa và đồ hộp kim loại
Đây là một hợp chất hữu cơ với công thức hóa học (CH3)2C(C6H4OH)2 có chứa hai nhóm chức hydroxyphenyl. BPA thường ở dạng rắn không màu, tan trong các dung môi hữu cơ nhưng khó tan trong nước. Do có tính chất gần giống hormone nên hiện nay chất hóa học này đang thu hút sự chú ý trong công nghiệp thực phẩm và bao gói thực phẩm.
Con người có thể dễ dang bị thôi nhiễm BPA qua đường hô hấp hay đường tiêu hóa bởi BPA dễ dàng thoát ra khỏi hợp chất chính. Các loại nhựa polycarbonate chứa BPA sẽ giải phóng BPA nếu được làm nóng hoặc được rửa bằng những dung dịch tẩy trùng mạnh và ngấm vào thức ăn, đồ uống. Dù chỉ một lượng rất nhỏ BPA vào bên trong cơ thể người thì vẫn không có cách nào thải ra được.
Theo nhiều nghiên cứu, tác hại của BPA cực kỳ nghiêm trọng như nó có thể gây rối loạn hệ nội tiết, từ đó gây xáo trộn sự chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh sản và tăng trưởng, đến nhiễm sắc thể và não, làm rối loạn chức năng thần kinh, gây ung thư, dậy thì sớm, béo phì, vô hiệu hóa tiến trình hóa trị liệu ở những bệnh nhân ung thư. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy BPA liên quan đến tình trạng vô sinh nam và có mối liên hệ với bệnh tim mạch.
Khi bị thôi nhiễm vào cơ thể, hóa chất BPA gây ra những tác hại cực kỳ nghiêm trọng
Chính vì những tác hại khôn lường của BPA nên một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hợp chất này. Canada là nước đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm sử dụng BPA trong các sản phẩm nhựa dùng cho trẻ em, từ tháng 3/2010. Tại Đức, chính phủ đã đề nghị ban hành lệnh cấm BPA vào tháng 6/2010. Tháng 11/2010, Liên hiệp châu Âu đã thông báo sẽ cấm sản xuất các vật dụng cho trẻ em chứa BPA và lệnh cấm đã có hiệu lực từ 1/3/2011. Tại Mỹ, đã có nhiều tiểu bang và thành phố ban hành lệnh cấm dùng BPA trong các sản phẩm dành cho trẻ em.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như hạn chế tác động xấu của hóa chất BPA, mọi người cần cẩn thận trong khâu chọn mua các sản phẩm bằng nhựa, quan sát mã số nhận dạng nhựa ở phía dưới của hộp, không nên dùng các loại hộp có mã 3 và 7 vì loại này chắc chắn có chứa hóa chất BPA, giảm thiểu sử dụng thực phẩm đóng hộp hay tuyệt đối không cho hộp nhựa vào lò vi sóng...
Thanh Mai(T/h)
Cập nhật giá vàng trong nước ngày 2/2/2016: Giá vàng chạm mốc 33 triệu đồng