【keo nha kai 5】Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2023 tại TP. Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?ướngđếnpháttriểnbềnvữngtrongbốicảnhcạnhtranhmớkeo nha kai 5 Mekong Connect 2021: Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới Kết nối chuỗi cung ứng TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh

Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, nhà đầu tư, nhà khoa học, doanh nghiệp… và các tổ chức trong nước, quốc tế.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - nhấn mạnh: Mekong Connect được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015 và đã trở thành diễn đàn thường niên uy tín, cầu nối vững chắc giữa các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh và cả nước. Năm nay, An Giang vinh dự là tỉnh được chủ trì đăng cai tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2024 với chủ đề “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ giữa Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh và cả nước hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới”.

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới
Ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - phát biểu tại lễ khai mạc tại Diễn đàn Mekong Connect 2024.

Diễn đàn Mekong Connect 2024 tập trung vào 3 lĩnh vực then chốt để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ. Đây là nền tảng để thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, phát huy nội lực địa phương, kết nối với TP. Hồ Chí Minh và cả nước, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững. Ba từ khóa xuyên suốt là: "Liên kết", "Phát triển bền vững" và "Cạnh tranh mới", hứa hẹn mang đến những cuộc thảo luận sâu sắc và gợi mở những giải pháp hành động thực tiễn.

Mekong Connect 2024 được tổ chức trong bối cảnh các tiêu chuẩn bền vững ESG, từ môi trường (E) đến xã hội (S) và Quản trị (G) dần được cụ thể hoá thành các quy định, tiêu chí rõ ràng, từ đó đang có tác động một cách trực tiếp, ngày càng sâu rộng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp.

Trước chuyển động này, nổi bật lên 2 xu hướng quan trọng, đó là sự quan tâm của các nguồn vốn đầu tư với các dự án, hoạt động kinh doanh có yếu tố bền vững của doanh nghiệp (ở các khía cạnh môi trường - xã hội - quản trị) và sự sẵn sàng của nguồn nhân lực (có năng lực thực hành các tiêu chuẩn phát triển bền vững) trong doanh nghiệp. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp nguyên liệu, hàng hoá và nguồn nhân lực cho TP. Hồ Chí Minh, đang ở trong tình thế cần tái cơ cấu các thành phần kinh tế để thích nghi với bình thường mới của biến đổi khí hậu, xâm mặn, thiếu nước ngọt và nguy cơ sạt lở; cũng như cần đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe từ thị trường liên quan đến các tiêu chuẩn xanh, bình đẳng giới, và yếu tố tạo tác động bao trùm (inclusive) cho cộng đồng và xã hội.

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới
Diễn đàn Mekong Connect 2024 thu hút hàng nghìn người tham dự.

Cũng trong khuôn khổ chương trình là lễ ra mắt Câu lạc bộ Doanh Nông Xanh ba miền, đánh dấu bước tiến trong phát triển nông nghiệp bền vững và khởi nghiệp xanh. Cùng với đó, giới thiệu và biểu dương các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, công trình tiêu biểu từ doanh nghiệp và chuyên gia trong khu vực. Giao lưu khởi nghiệp quốc tế, với sự tham gia của các chuyên gia, mô hình khởi nghiệp từ Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc...

Tại đâ, còn có không gian triển lãm tập trung vào chủ đề doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường liên kết, phát huy nội lực hướng tới phát triển bền vững. Nổi bật là khu trưng bày biểu trưng của TP. Hồ Chí Minh và An Giang, cùng các gian hàng từ Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Hậu Giang. Khu vực dành cho các doanh nghiệp tiêu biểu, tiên phong trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, cùng các dự án kinh tế thuận thiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, các công trình tiêu biểu kết nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long theo tinh thần Mekong Connect, gồm dự án đưa cây chống biến đổi khí hậu vào chuỗi giá trị kinh tế và xuất khẩu của HAWA TP. Hồ Chí Minh và bộ tài liệu hướng dẫn miễn phí nông dân trồng sầu riêng bền vững do doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đầu tư. Ngoài ra, không gian khởi nghiệp xanh - sáng tạo từ tài nguyên bản địa, bao gồm các sản phẩm tiêu biểu từ Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Đây không chỉ là nơi trưng bày mà còn là cơ hội để các ý tưởng sáng tạo chạm đến nhiều đối tác, khách hàng và cộng đồng trong và ngoài nước.

Tại Mekong Connect 2024, còn có các phiên livestream bán hàng từ 18h - 24h với chủ đề thúc đẩy thương mại bền vững dựa trên tài nguyên bản địa. Ngoài ra, trong sự kiện này, còn có các lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương và đơn vị trong khuôn khổ Diễn đàn mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết, nâng cao sức mạnh nội tại, và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của khu vực.

Đặc biệt, tại sự kiện, còn có chuỗi hội thảo và tọa đàm, đây không chỉ là điểm nhấn về mặt nội dung mà còn tạo ra những giá trị kết nối thực tiễn, giúp định hình chiến lược phát triển bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh.

Sự kiện diễn ra trong 2 ngày, 17 và 18/12/2024.

Diễn đàn Mekong Connect là sáng kiến liên kết vùng mang tính chiến lược, ra đời từ năm 2015, do mạng lưới ABCD Mekong (An Giang – Bến Tre – Cần Thơ – Đồng Tháp) phối hợp thực hiện, với sự tham gia của TP. Hồ Chí Minh.

Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên diễn đàn diễn ra tại An Giang - địa phương trọng điểm về kinh tế - nông nghiệp của khu vực. Mekong Connect 2024 không dừng lại ở việc thảo luận các chủ đề quan trọng cho kinh tế địa phương mà còn là cầu nối thực tiễn để hiện thực hóa các sáng kiến, thúc đẩy liên kết vùng và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.