【thống kê trận đấu bóng đá】Năm 2024 là năm bứt phá bằng những việc nhỏ
Hướng dẫn ‘cầm tay’ các việc cơ bản
Ngày 26/1,ămlànămbứtphábằngnhữngviệcnhỏthống kê trận đấu bóng đá Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 1/2024 với các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ TT&TT. Hội nghị tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, có sự tham dự của các Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, Bùi Hoàng Phương.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong Bộ chú ý khẩu hiệu hành động của năm 2024 đã được Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ thống nhất, đó là: “Rộng hơn - toàn diện hơn - thiết thực hơn - chất lượng hơn - nhanh hơn”.
Rộng hơn là thấy việc của mình trong bức tranh chung. Toàn diện hơn là làm tốt tất cả các việc được giao, không chọn việc thuận lợi để làm và để lại các việc khác. Thiết thực hơn là tạo ra kết quả, hoàn thành công việc đó và phải tạo ra giá trị cho người dân, cho xã hội và cho ngành. Chất lượng hơn là việc làm xong phải đạt chất lượng, thậm chí là đạt mức xuất sắc để dẫn dắt. Nhanh hơn là làm xong việc trước hạn, đúng hạn, tập trung vào cái chính để làm.
Nhận định năm 2024 có nhiều dấu hiệu của sự bứt phá, song Bộ trưởng cũng chỉ rõ, bứt phá của Bộ TT&TT trong năm nay không phải bằng các việc lớn mà bằng các việc nhỏ, thông qua việc hướng dẫn cụ thể, đơn giản về các công việc cơ bản trong từng lĩnh vực của ngành để hàng triệu người đều có thể làm.
Để các định hướng, tư tưởng từ trung ương đi vào được cuộc sống, được hiện thực hóa thành các hành động cụ thể ở cấp cơ sở, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, nhận thức mới là hướng dẫn theo kiểu "cầm tay chỉ việc" là quan trọng. Các đơn vị của Bộ TT&TT phải lập kế hoạch hằng năm để có hướng dẫn, chỉ ra cho các Sở TT&TT cần làm gì và làm như thế nào với lĩnh vực quản lý của mình, tập trung vào những việc rất cơ bản.
Bộ trưởng chỉ đạo, yêu cầu bắt buộc với các đơn vị trong Bộ TT&TT là bất cứ văn bản nào được ban hành, đều phải có một bản hướng dẫn thực hiện kèm theo. Bên cạnh đó, trưởng các đơn vị phụ trách từng lĩnh vực cũng cần suy nghĩ để chỉ ra cho địa phương một, hai việc cơ bản và hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu về cách làm. Ví dụ, lĩnh vực chuyển đổi số, phải chỉ ra được cho các tỉnh từ việc nhỏ đến việc lớn và có hướng dẫn chi tiết, có như vậy chuyển đổi số mới chạy được.
Minh chứng về việc hướng dẫn cho cấp cơ sở, người dân cần đơn giản và dễ hiểu, Bộ trưởng nêu ra kinh nghiệm của Vương quốc Anh khi đề cập đến kỹ năng số. Theo họ, biết khai báo để có một tài khoản sử dụng trên một nền tảng số thì chính là có kỹ năng số cơ bản.
Lưu ý rằng, xây dựng nghị định, thông tư thì phải có hướng dẫn thực hiện, Bộ trưởng yêu cầu, bất cứ văn bản nào của Bộ TT&TT ban hành, đều phải có hướng dẫn thực hiện kèm theo – đó là yêu cầu bắt buộc.
“Hướng dẫn đến mức 'cầm tay chỉ việc' về những việc cơ bản để các cấp tỉnh, huyện, xã làm được là việc của các đơn vị trong Bộ TT&TT. Tôi yêu cầu các lãnh đạo Cục, Vụ làm việc này với cả nhân viên của đơn vị mình”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng nhắc nhở lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong Bộ phải có tầm nhìn lớn và trước khi có quyết định về công việc hay con người cụ thể nào thì phải trực tiếp xem, gặp, không quyết định trên bàn giấy. Việc mới thì cần làm thí điểm ở quy mô nhỏ, sau khi nhìn thấy hiệu quả thì mới quyết định nhân rộng.
Xây dựng nền tảng số dùng chung hỗ trợ quản lý lĩnh vực
Đã thành nếp tại Bộ TT&TT, mỗi hội nghị giao ban quản lý nhà nước đều có một số báo cáo chuyên đề được chọn trình bày để cung cấp thông tin, tri thức, chia sẻ kinh nghiệm, bài học hay, cách làm hay.
Tại hội nghị đầu tiên của 2024, Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở Nguyễn Văn Tạo đã cập nhật kết quả tìm hiểu kinh nghiệm về thu hẹp khoảng cách số cho người cao tuổi của Hàn Quốc và Singapore. Từ tham luận của Cục Thông tin cơ sở, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đề nghị Cục nhận thêm nhiệm vụ chủ trì, phối hợp cùng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Cục An toàn thông tin để phổ cập hướng dẫn các kỹ năng số cơ bản, kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến cho người cao tuổi, trẻ em thông qua hệ thống thông tin cơ sở trên toàn quốc.
Nhận định hệ thống thông tin cơ sở là lực lượng truyền thông mạnh, đặc biệt hiệu quả với một số loại việc mang tính khẩn cấp như phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng đưa ra yêu cầu rộng hơn là cơ quan quản lý các lĩnh vực như viễn thông, bưu chính... cần chủ động phối hợp với Cục Thông tin cơ sở để truyền thông qua kênh này khi có nhu cầu truyền thông về các việc khẩn cấp, nóng.
Từ thực tế triển khai 2 nền tảng số hỗ trợ hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, Phó Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Cục An toàn thông tin) Lê Công Phú đã làm nổi bật sự cần thiết phải đẩy mạnh sử dụng công cụ, công nghệ số hỗ trợ công tác chuyên môn của các đơn vị trong ngành TT&TT.
Chỉ rõ cách làm của Cục An toàn thông tin là bài học mà các đơn vị khác trong Bộ có thể áp dụng, Bộ trưởng lưu ý, điều quan trọng là từ việc phát triển và cung cấp nền tảng số dùng chung, đơn vị của Bộ tập hợp, nắm bắt được hệ tri thức của cả nước trong lĩnh vực. Để quản lý tốt ngành, lĩnh vực thì cần nắm được các nền tảng số dùng cho cho ngành, lĩnh vực của mình.
Đánh giá các báo cáo chuyên đề của các đơn vị trong Bộ gần đây có chất lượng tốt hơn, Bộ trưởng lưu ý thêm các đơn vị cần có nội dung chỉ ra một số việc có thể áp dụng khả thi cho ngành, cho Bộ và cho lĩnh vực. Báo cáo chuyên đề trước tiên là để phục vụ chính đơn vị, tiếp đó là cung cấp thông tin tham khảo hữu ích cho lãnh đạo và các doanh nghiệp trong ngành.
“Các đơn vị trước khi gửi báo cáo chuyên đề lên Lãnh đạo Bộ, nên có hội thảo chuyên đề để phổ biến, cập nhật cho nhân sự trong đơn vị vừa để nghe ý kiến góp phần hoàn chỉnh báo cáo”,Bộ trưởng gợi ý.