“Mộc mạc,ảmnhậncủangườinướcngoàikhiđónTếtởViệkết quả bong da hôm nay bình dị và chân thành”, đó là cảm nhận của cô gái 26 tuổi - Greta Kam - đến từ Lithuania sau năm đầu tiên trải nghiệm cái Tết ở TP HCM. 4 năm ở Việt Nam, lần đầu ở lại Việt Nam dịp Tết, Greta Kam thường dành thời gian này đi du lịch Đà Nẵng, Đà Lạt và Nha Trang. Dịp Tết năm ngoái, lần đầu tiên cô chọn TP HCM đón Tết, và với một trải nghiệm đặc biệt là cùng đón Tết với một gia đình địa phương.
Một cảm xúc thật khác lạ so với những chuyến du lịch trước đây, mang lại cho cô nhiều cảm xúc, đó là cảnh gia đình đoàn tụ, cùng nhau chuẩn bị những mâm cỗ ngày Tết. Nhưng điều mà Greta Kam thích nhất đó là được nhận phong bao lì xì mừng năm mới, được cùng mọi người đi chúc Tết, đi chùa cầu nguyện, tập viết thư pháp…. TP HCM ngày Tết thật khác lạ, không ồn ào, xô bồ mà thay vào đó là một không gian yên bình.
Bạn Greta Kam rất thích tự tay làm những chiếc bánh nhỏ xinh để tặng cho những người bạn Việt Nam nhân dịp Tết cổ truyền. |
Greta Kam thích nhất là khoác trên mình chiếc áo dài rực rỡ để dạo bước trên các cung đường xuân của TP mang tên Bác.
Lần đầu tiên chị Kim Seo Jung (người Hàn Quốc) đặt chân đến TP HCM cách đây 4 năm. Khi đó, chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán. Lúc đó, chị Kim Seo Jung không biết tiếng Việt, không hiểu văn hóa Việt và cứ ngỡ mình sẽ đón một cái Tết xa nhà trong nỗi cô đơn. Nhưng những người bạn mới quen tại TP HCM đã rất thân thiện mời chị về nhà cùng đón Tết cổ truyền. Rồi chị cùng với các thành viên trong gia đình đi lễ chùa, thưởng thức các món ăn truyền thống, đi chúc Tết. Chừng ấy thôi cũng đủ để chị cảm nhận được trọn vẹn không khí Tết ở Việt Nam. Cũng trong lần đầu tiên đón Tết Việt, kỷ niệm đáng nhớ nhất của chị, đó là bị la vì quét nhà vào ngày mùng 1 Tết.
Chị Kim Seo Jung (áo xanh) mong muốn năm mới sẽ tràn đầy niềm vui và may mắn. |
Theo chị Kim Seo Jung, ngày Tết truyền thống ở Việt Nam có nhiều hoạt động lễ hội và được trang hoàng sinh động, rực rỡ hơn. Nhưng tựu chung lại, cái Tết dù là đối với người Việt hay người Hàn đều là dịp để những người con xa xứ trở về, cùng gặp gỡ, sẻ chia những câu chuyện thú vị và mong muốn cho một năm mới an lành.
Anh Macoi Cirilo (28 tuổi, đến từ Philippines) cho biết, ở Philippines chỉ có người gốc Hoa đón Tết cổ truyền như Việt Nam. Dịp Tết, người gốc Hoa thường treo những lá bùa may mắn xung quanh nhà để cầu mong những điều tốt lành và hạnh phúc. Năm nay, anh quyết định chọn TPHCM để đón Tết, bởi anh được nghe bạn bè kể nhiều về những trải nghiệm thú vị vào dịp Tết Nguyên đán, về những con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách.
Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một nét đẹp thiêng liêng, gắn bó trong tâm tư tình cảm của mỗi một người con đất Việt. Không chỉ vậy, đây còn chính là cầu nối gắn kết tình cảm giữa những con người đến từ các nền văn hóa khác nhau; góp phần tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lòng bạn bè quốc tế về một đất nước Việt Nam giàu văn hóa, thân thiện và hiếu khách.