Buổi tập huấn nhằm trang bị một số kỹ năng cơ bản giúp nhà báo bảo đảm an toàn thông tin,Đảmbảoantoànthôngtinchocácnhàbáotrongmôitrườngsốsoi kèo góc aston villa nguồn tin, tác phẩm báo chí, dữ liệu cá nhân khi tác nghiệp trong môi trường số; đồng thời thực hiện công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng về an toàn thông tin.
Chia sẻ tại buổi tập huấn về một số nguy cơ đối với báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) nhấn mạnh, quá trình chuyển đổi số có tầm quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội hiện nay. Cùng với đó tích hợp và thiết lập dữ liệu tổng hợp thông tin cần thiết cho cơ quan hành chính nhà nước có cơ sở để ban hành, quyết sách những vấn đề lớn trong điều hành xã hội.
Thông qua việc số hóa công nghệ thông tin cũng sẽ tạo mối quan hệ giữa người dân với Chính phủ được thuận lợi, gần gũi trong giải quyết các vấn đề hành chính công, Chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử vô cùng tiện ích.
Theo ông Lâm, việc phát triển đồng bộ chuyển đổi số cần sự chung tay của toàn xã hội nhằm lan tỏa thông tin của cơ quan báo chí. Tuy nhiên, để tự bảo vệ mình trong môi trường số, các nhà báo cũng cần được trang bị các kỹ năng phòng tránh hiệu quả.
Theo ông Vũ Việt Hùng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Kiểm định, Trung tâm VNCERT/CC (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông), mục tiêu của tội phạm mạng tấn công các cơ quan báo chí và truyền thông bởi đây là một trong những nơi có “nhiều thông tin” và “có thông tin cập nhật” nhất.
Bên cạnh đó, với hàng chục triệu độc giả tiếp cận hàng ngày với các luồng thông tin thì cơ quan báo chí, truyền thông sẽ là kênh dễ dàng nhất để “tin tặc” tấn công nhằm xuyên tạc nội dung hay phát tán các thông tin vi phạm pháp luật…
Theo đó, yêu cầu các nhà báo khi thông tin cần nhận thức đúng, đầy đủ; an toàn thông tin song hành, không cản trở công nghệ thông tin; thông tin đưa ra phải đơn giản, dễ hiểu, ấn tượng và thường xuyên. Cơ quan báo chí có đầu mối với Cục An toàn thông tin để nhận các thông tin mới nhất, cập nhật nhất. Cần xác minh thông tin, số liệu, cảnh báo… trước khi cung cấp thông tin diện rộng.
Bên cạnh đó, ông Hùng đã chỉ ra những giải pháp cần có để các nhà báo có thể bảo vệ được thông tin cá nhân cũng như đem thông tin chính xác đến với bạn đọc. Chẳng hạn, không nên tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân trên internet, nhất là những loại thông tin như mật khẩu tài khoản mạng xã hội, hình ảnh, địa chỉ riêng. Các phóng viên, biên tập viên cũng không nên tùy tiện kết nối vào các mạng Wi-Fi công cộng, nhất là khi đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội hoặc ngân hàng trực tuyến, thanh toán online để tránh rò rỉ thông tin.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng bảo mật, người dùng nên kích hoạt xác minh 2 bước (2-Step Verification hay 2FA), hoặc sử dụng thêm VPN (Virtual Private Network) nếu muốn truy cập vào các web đăng nhập./.
Gia Cư