Sáng 28/9,ớmhoànthiệnLuậtXuấtbảnđểphòngchốnginlậcúp la liga tại TP. HCM Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phòng, chống in lậu toàn quốc năm 2023.
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (gọi tắt là Cục Xuất bản); Đại tá Nguyễn Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03) cùng các đại biểu là đại diện đơn vị phát hành, phòng chống in lậu…
Hội nghị nhằm phổ biến kết quả hoạt động trong công tác phòng, chống in lậu, các văn bản pháp luật, nghị định mới của Chính phủ quy định hoạt động in; văn bản quản lý, điều hành hoạt động in; thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm trong công tác phòng chống in lậu, các giải pháp nâng cao công tác quản lý in, phòng chống in lậu trong thời gian tới.
Các đại biểu tham dự cũng có nhiều tham luận, ý kiến nhằm nâng cao công tác quản lý, điều hành in ở các cấp, đơn vị in, công tác thanh tra, kiểm tra, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong xử lý đơn vị vi phạm, tiêu hủy ấn phẩm in lậu, vi phạm quy định pháp luật, nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến về quy định pháp luật, quản lý nhà nước đối với hoạt động in ở cơ sở, tăng cường kiểm tra đột xuất các cơ sở in…
Công tác phòng chống in lậu còn nhiều hạn chế
Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2022, Đoàn liên ngành và các Đội liên ngành, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông địa phương đã tiến hành 1.833 cuộc thanh tra, kiểm tra các cơ sở in, cơ sở phát hành, cơ sở photocopy (tăng 154% so với năm 2021 - 722 cuộc) và ban hành 76 Quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt trên 1.207.000.000 đồng (tăng 53%), thu hồi, tiêu hủy trên 130.000 ấn phẩm và bán thành phẩm không rõ nguồn gốc. Một số địa phương có kết quả nổi bật về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Hội nghị cũng nhìn nhận những bất cập, hạn chế tồn tại cần khắc phục. Cụ thể, số lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, phối hợp xử lý vi phạm còn khá mỏng. Việc điều tra, phát hiện của Đoàn liên ngành và các Đội liên ngành còn hạn chế, chưa chủ động.
Tại một số địa phương, vấn đề khó khăn trong việc tiến hành kiểm tra, thanh tra các cơ sở in hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực đất an ninh, quốc phòng vẫn chưa được cải thiện mặc dù đã có nhiều phản ánh đến các cơ quan chủ quản của cơ sở in nằm trên địa bàn này.
Ông Nguyễn Thanh Lâm – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - chỉ ra những yếu tố khó khăn khách quan vẫn tồn tại trước nay gồm: thiếu thốn nhân lực, kinh phí… Mặt khác, các đối tượng in lậu ngày càng tinh vi với nhiều phương thức vi phạm phức tạp, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý.
Bên cạnh đó, một số văn bản luật đã cũ, hết hạn hoặc chưa rõ ràng. Ông đề xuất cần nhanh chóng cập nhật, bổ sung chỉnh sửa để tạo hành lang pháp lý hiệu quả khi áp dụng.
Việc điều tra, phát hiện của Đoàn liên ngành và các Đội liên ngành còn hạn chế. Quá trình phối hợp giữa các đội, ban ngành liên quan dù tiến bộ nhưng chưa thực sự chặt chẽ.
“Các cơ quan ban ngành cần có sự phối hợp tốt hơn, công tác chỉ đạo của trung ương với địa phương cần kịp thời. Bên cạnh đó cần sự tham mưu để mở rộng hoạt động của đoàn liên ngành phòng chống buôn lậu, không chỉ về in, xuất bản mà còn quảng cáo, phát hành trên không gian mạng”, ông nói.
Cũng theo Thứ trưởng Lâm, Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ phối hợp với Cục Xuất bản bổ sung thể chế, suy nghĩ về một thông tư mới để mở rộng không gian phòng chống in lậu. Trong đó, nhiệm vụ chủ chốt không chỉ là phòng chống in lậu mà tiến tới phòng chống gian lận thương mại.
Ngoài việc hướng tới việc hoàn thiện thể chế pháp luật, các cơ quan liên quan cần xây dựng công tác quản lý, hoạt động theo hướng đổi mới và tham khảo cách làm giữa các đơn vị với nhau.
“Các kế hoạch kiểm tra, tăng cường giám sát trực tiếp và cả giám sát online đối với các trường hợp vi phạm online cần được đẩy mạnh. Chúng ta cũng cần tham khảo thêm ý kiến và sự giúp sức của lực lượng công an để đảm bảo hiệu quả trong cuộc chiến này”, ông Lâm chia sẻ.
Xây dựng sự tín nhiệm của xã hội
Theo ông Nguyễn Nguyên, câu chuyện về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trở thành đề tài nhức nhối không chỉ với ngành xuất bản mà còn rất nhiều lĩnh vực khác thời gian qua.
Với vai trò đứng đầu Cục, ông mong muốn nâng cao vị trí, vai trò của các bộ ban ngành trong công tác phòng, chống in lậu toàn quốc. Trong đó, vai trò của đoàn, đội liên ngành trung ương và địa phương cần được đẩy mạnh.
"Thời gian qua, ngành in đạt được một số thành tựu đáng tuyên dương. Trong đó, kết quả rất rõ từ công tác tuyên truyền, tập huấn cho tới nâng cao chất lượng hoạt động, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. Sự có mặt của các đoàn, đội liên ngành hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà các hoạt động buôn lậu ngành phức tạp và thủ đoạn vô cùng tinh vi”, ông nhận định.
Với 6 bài tham luận của lãnh đạo xuất bản ở các thành phố trong hội nghị, ông Nguyễn Nguyên cho rằng đây là tài liệu tham khảo để sắp tới các đơn vị cùng nhìn lại, tìm ra phương hướng từng bước tháo gỡ khó khăn.
Về vấn đề áp dụng pháp luật, ông Nguyên nhìn nhận ngành đang thiếu những thể chế cụ thể, rõ ràng khi thực hiện. Tuy nhiên, nếu thu mình sẽ tự làm khó trong công tác quản lý, thực hiện. “Vấn đề thanh tra sắp tới rõ ràng đã trao cho lực lương thanh tra rất nhiều quyền lực, để làm được chúng ta phải áp dụng đa dạng hơn nữa các quy định pháp luật”, ông nói.
Theo ông Nguyên, điều cốt lõi là cần sớm hoàn thiện thể chế. Thời gian qua, phía Cục đã ráo riết chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Quốc hội Luật Xuất bản sửa đổi bổ sung.
“Tôi tin tưởng những vấn đề hiện tại của xuất bản, liên kết xuất bản, đăng ký sở hữu… sẽ được giải quyết nhanh chóng trong thời gian tới. Ngoài ra, việc liên quan đến thương mại điện tử, quản lý logistics cũng được mang ra bàn và quy định trong luật. Tôi tin khi Luật Xuất bản sửa đổi ban hành sẽ giải quyết được bài toán này”, ông nói.
Bên cạnh đó, ông Nguyên đề xuất các đơn vị phối hợp với thanh tra, công an có nghiệp vụ và kinh nghiệm chuyên môn, qua đó góp phần nâng cao tính hiệu quả, thuận lợi cho các địa phương trong công tác thực hiện.
Cũng theo Cục trưởng Cục Xuất bản, vấn đề truyền thông trong lĩnh vực này cần được đẩy mạnh với 2 yếu tố. Một là tuyên truyền, phê phán mạnh mẽ những đối tượng vi phạm và các cá nhân có liên quan. Hai là tăng cường truyền thông về bản thân, tức là các cơ quan, ban ngành phòng chống sách lậu tích cực làm việc hiệu quả, củng cố niềm tin với lãnh đạo cấp trên cũng như xây dựng sự tín nhiệm của xã hội.
Việc liên kết xuất bản phải sòng phẳng hơn, công bằng hơnĐó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm trong 'Hội thảo Đổi mới, nâng cao hiệu quả của liên kết xuất bản'.