游客发表
发帖时间:2025-01-10 08:05:44
Cơ cấu lại hơn 10.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Ở khâu dự toán,ếptụctiếtkiệmtriệtđểchithườngxuyêlivescore việt nam chi thường xuyên một số lĩnh vực được khống chế ở mức bằng hoặc thấp hơn năm trước; yêu cầu các bộ, ngành tự làm lương; chủ động sắp xếp, điều chuyển xe công giữa các đơn vị, hạn chế đến mức thấp nhất kinh phí mua xe công. Từ năm 2017, dự toán đã đưa tối đa các khoản chi thường xuyên chung của các bộ, cơ quan trung ương vào định mức nhằm phân bổ ngân sách công bằng hơn, hạn chế xin - cho; thực hiện giảm một phần kinh phí hỗ trợ các lĩnh vực giáo dục, y tế theo lộ trình kết cấu chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công.
Kết quả, trong giai đoạn 2017 - 2019, gần 3.500 tỷ đồng chi thường xuyên NSNN đã được cắt giảm trên cơ sở thực hiện lộ trình tăng giá, phí lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực y tế. Riêng năm 2019, triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, Bộ Tài chính đã tham mưu cho các cấp có thẩm quyền đề nghị các bộ, ngành, địa phương dành ra trên 10.000 tỷ đồng chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, cơ cấu lại chi ngân sách...
Trong điều hành, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triệt để tiết kiệm kinh phí, giảm tối đa hội nghị, hội thảo, khánh tiết, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình, đoàn ra, đoàn vào; không ban hành chính sách chi khi không có nguồn lực đảm bảo; hạn chế tối đa bổ sung dự toán, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nguồn NSNN hàng năm, theo đúng quy định của Luật NSNN.
Căn cơ tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách
Những năm gần đây, chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ hơn, tập trung cơ cấu lại chi NSNN. Tỷ trọng chi đầu tư trong 3 năm 2016 - 2018 bình quân đạt 27 - 28% tổng chi NSNN (cao hơn mục tiêu là 25 - 26%); tỷ lệ chi thường xuyên giảm xuống khoảng 62 - 63%, dự toán năm 2019 là 63,8%.
Phát biểu tại Quốc hội trong phiên họp vừa qua, nhiều đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong thực hiện cơ cấu lại NSNN và nợ công. Nhờ giảm chi thường xuyên, đã tăng chi cho đầu tư phát triển cao hơn so với mục tiêu đề ra. Theo đại biểu Phạm Đình Toản (Hưng Yên), cơ cấu ngân sách đã có chuyến biến tích cực. Thu NSNN trong 3 năm từ 2016 - 2018 đều vượt dự toán, đã góp phần tăng thêm nguồn cho đầu tư phát triển và xử lý các vấn đề phát sinh. Cơ cấu thu NSNN tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng, năm 2017 - 2018 là xấp xỉ 81% so với mức bình quân 68% trong giai đoạn 2011 - 2015. Chi NSNN cũng chặt chẽ hơn, đồng thời tích cực cơ cấu lại một bước chi NSNN.
“Nếu năm 2015 - 2016 Chính phủ trình Quốc hội dự toán NSNN, trong đó chi thường xuyên lên tới 66% - 67% tổng chi ngân sách thì 2 năm qua đã nâng tỷ trọng chi đầu tư lên 27% - 28%; giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống còn khoảng 62% - 63% tổng chi ngân sách. Bội chi NSNN được kiểm soát tốt hơn, giảm cả về số tuyệt đối và tương đối bình quân 3 năm khoảng 3,8%; thấp hơn mục tiêu 5 năm Quốc hội đã đề ra là 3,9%” - đại biểu Phạm Đình Toản nói.
Theo đại biểu Phạm Đình Toản, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý tài chính ngân sách, tránh thất thoát, lãng phí, chống thất thoát nguồn thu. Đại biểu cho rằng, dư địa giảm chi thường xuyên vẫn còn và cần tiếp tục thực hiện.
Trong giai đoạn 2019 – 2021, Bộ Tài chính đã tính toán dự toán chi NSNN giai đoạn 3 năm tới khoảng 5,2 - 5,3 triệu tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển phải đạt trên 26% tổng chi NSNN; cùng với đó, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, đến năm 2021 còn khoảng 63,5% tổng chi NSNN.
Theo ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính, việc cơ cấu lại chi giữa chi thường xuyên - chi đầu tư, giữa các lĩnh vực chi và trong từng lĩnh vực chi, giữa chi cho con người và chi cho các hoạt động khác còn khó khăn do chi thường xuyên chủ yếu là chi con người (khoảng 60 - 70%), nên việc điều chỉnh, cơ cấu phụ thuộc nhiều vào kết quả thực hiện tinh giản biên chế và đổi mới khu vực sự nghiệp công. Trong khi đó, các nội dung này thời gian qua thực hiện có tích cực nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu, theo các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần có giải pháp căn cơ để tinh giản biên chế, trong đó phải đặt mục tiêu trọng tâm vào việc đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần có giải pháp căn cơ để tinh giản biên chế, trong đó phải đặt mục tiêu trọng tâm vào việc đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách. |
Minh Anh
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接