【soi kèo bình định】Chính sách ưu đãi lĩnh vực nông nghiệp phải 'song hành' với giải quyết vấn đề cốt lõi!

Theínhsáchưuđãilĩnhvựcnôngnghiệpphảisonghànhvớigiảiquyếtvấnđềcốtlõsoi kèo bình địnho báo cáo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, trong năm 2018, Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt, nhiều chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư vào nông nghiệp đã được ban hành.

ƯU ĐÃI NHIỀU...

Trước tiên, rất nhiều chính sách đã được đưa ra và thể hiện trong các văn bản pháp luật tương ứng trong năm 2018 để hỗ trợ các khoản đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (CNC), trong đó, tín dụng luôn là vấn đề quan trọng trong thúc đẩy đầu tư và phát triển nông nghiệp.

Điều tra của PCI chỉ ra năm 2017 chỉ có 56% doanh nghiệp (DN) tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Nghị định 116/2018/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP) về tín dụng nông nghiệp tiếp tục mở rộng phạm vi đối tượng được vay vốn và hạn mức cấp tín dụng đối với nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào nông nghiệp công nghệ cao. Nghị định mở rộng ưu đãi cho tất cả các dự án ứng dụng CNC có thể được cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm đến 70% giá trị của dự án. Thêm vào đó, dự án còn có thể sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm. Đây là những quy định hết sức cởi mở cho việc cấp tín dụng đầu tư vào nông nghiệp CNC.

Năm 2010, Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông chỉ quy định về các hoạt động khuyến nông truyền thống. Đến năm 2018, Nghị định này được sửa đổi bởi Nghị định 83/2018/NĐ-CP với nội dung sửa đổi chủ yếu là ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. 

Năm 2018, các thủ tục về trình tự thủ tục để một DN được công nhận là ứng dụng CNC trong nông nghiệp cũng được cải thiện tại Quyết định 19/2018/QĐ-TTg (thay thế Quyết định 69/2010/QQD-TTg) với nhiều sửa đổi theo hướng có lợi cho DN: thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng hơn, hy vọng sẽ có thêm nhiều DN được hưởng ưu đãi, hỗ trợ khi đầu tư vào nông nghiệp CNC.

Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành rất nhiều ưu đãi đối với nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, các DN nông sản sạch, nông sản hữu cơ vẫn gặp nhiều khó khăn khi phát triển. Nguyên nhân chính là do nạn hàng giả, hàng nhái nông sản hữu cơ diễn ra mà không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và thiếu các hỗ trợ cần thiết. Nghị định 109/2018/NĐ-CP là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về nông nghiệp hữu cơ, kỳ vọng sẽ mang đến giải pháp góp phần khắc phục các bất cập nói trên.

Từ góc độ kiểm soát, công cụ quản lý chính thức được đưa ra trong Nghị định này là một cơ chế dựa vào pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo đó, nhà cung ứng nông sản hữu cơ phải thuê một đơn vị chứng nhận phù hợp để kiểm tra và công bố tiêu chuẩn kỹ thuật. Nghị định cũng đã có quy định để bảo hộ ghi nhãn chữ "100% hữu cơ", "sản xuất từ thành phần hữu cơ". Hiện tại, TCVN 11041 đã được ban hành và được một số đơn vị chứng nhận phù hợp cung cấp dịch vụ chứng nhận.

CHƯA GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỐT LÕI...

Ưu đãi chính sách nông nghiệp phải song hành với giải quyết vấn đề cốt lõi.