【kq america】Sản xuất thức ăn chăn nuôi: “Ngoại” áp đảo “nội”

san xuat thuc an chan nuoi ngoai ap dao noi

Đóng gói sản phẩm thức ăn công nghiệp tại nhà máy thuộc Công ty TNHH thức ăn công nghiệp Kyodo Sojitz. Ảnh: ST

DN FDI “bành trướng”

TheảnxuấtthứcănchănnuôiNgoạiápđảonộkq americao thống kê của Hiệp hội TACN Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 239 nhà máy chế biến TACN thành phẩm công nghiệp cho gia súc và gia cầm, trong đó DN có vốn đầu tư 100% trong nước khoảng 180 nhà máy; các DN liên doanh và 100% vốn nước ngoài có khoảng 59 nhà máy. DN chiếm thị phần cao nhất hiện nay là Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam với 19,42% trong tổng sản lượng sản xuất ra thị trường. Công ty CP còn đang nắm giữ 40% thị phần đối với ngành hàng gà công nghiệp; 50% thị phần trứng công nghiệp tại Việt Nam. Trong tổng doanh thu của CP, doanh thu từ sản xuất TACN là lớn nhất, chiếm 62,2%.

Tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ” do Liên minh Nông nghiệp tổ chức mới đây, TS. Nguyễn Văn Giáp-Giám đốc Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn Miền Nam (SCAP) cho biết: Mặc dù số lượng nhà máy sản xuất TACN của các DN liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài không nhiều nhưng lại chiếm tới 60 – 65% tổng sản lượng TACN sản xuất ra. Ngược lại, khối tư nhân và khối Nhà nước mặc dù có số lượng nhà máy lớn nhất nhưng lại chỉ chiếm 35 – 40% trong tổng sản lượng. Điều này chứng tỏ năng lực và khả năng cạnh tranh của các DN trong nước còn rất kém so với các DN liên doanh hay có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo nhóm nghiên cứu của Liên minh Nông nghiệp, đáng bàn nhất hiện nay là thị trường TACN đang có dấu hiệu bị điều khiển bởi một số DN lớn như Công ty CP. Trên thực tế, đã xảy ra tình trạng hàng ngày các công ty nhỏ quan sát động thái giá của 2-3 công ty thức ăn lớn nhất trên thị trường và định giá theo các DN này. Như vậy, thị trường thức ăn chăn nuôi có một sự đồng thuận ngầm và lỏng lẻo giữa các nhà cung cấp TACN để định giá bán thức ăn cao hơn cho người chăn nuôi. Ngoài ra, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cũng đang diễn ra khi không ít DN sử dụng hệ thống phân phối qua các đại lý độc quyền và chiết khấu lớn, chi phí nghiên cứu và phát triển cao. Từ đó, DN định giá bán TACN cao hơn mức giá cạnh tranh gây thiệt hại cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.

DN “nội” thiếu tứ bề

Trong khi các DN FDI không ngừng chiếm lĩnh thị trường TACN đầy màu mỡ thì nhiều DN “nội” vẫn đang loay hoay trong “mớ” khó khăn cố hữu. Theo Hiệp hội TACN Việt Nam, điểm yếu mấu chốt của DN TACN trong nước là thiếu công nghệ sản xuất. Bằng chứng là, Premix là một loại sản phẩm bổ sung rất quan trọng trong ngành TACN, tuy nhiên số DN Việt Nam có thể sản xuất loại sản phẩm này còn quá ít và qui mô rất nhỏ, chưa có tên tuổi hay thứ hạng trên thị trường. Ngược lại, mỗi năm các công ty nước ngoài sản xuất hàng trăm nghìn tấn premix bán trên thị trường Việt Nam mà không có đối thủ cạnh tranh. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có một kết quả nghiên cứu nào về lĩnh vực phụ gia thức ăn để phổ biến vào sản xuất giúp cho các DN kinh doanh, chủ động hạ giá TACN, đồng thời cũng chưa có kết quả nghiên cứu về công nghệ có thể phổ biến đại trà ứng dụng vào sản xuất TACN.

Bên cạnh đó, hiện tại các máy móc thiết bị sản xuất TACN với công suất lớn khoảng 40 tấn/giờ chưa được sản xuất trong nước nên DN “nội” muốn sử dụng phải NK từ EU và Trung Quốc với chi phí đắt đỏ. Tình trạng này vô hình trung khiến các DN Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với các DN FDI có nguồn vốn mạnh.

Thị trường TACN bị thao túng, “làm” giá, người “chịu trận” nhiều nhất chính là các hộ chăn nuôi. Ông Lương Hồng Đoán-đại diện nông dân tại tỉnh Đồng Nai cho biết: Thông thường các DN niêm yết giá như thế nào thì người chăn nuôi phải chấp nhận chứ không thể đàm phán, mặc cả. Trong nhiều trường hợp, giá ngô trên thị trường giảm mạnh mà giá TACN vẫn đứng yên. Không ít lần, giá thành đầu vào như giống, thức ăn đều tăng mà giá bán ra lại giảm nên các hộ chăn nuôi chỉ đành “cắn răng” chịu lỗ.

TS. Nguyễn Văn Giáp cho rằng, để dần tiến tới đảm bảo công bằng trong thị trường TACN, bên cạnh việc nhìn nhận đúng đắn vai trò của các công ty TACN FDI trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, tạo dựng thị trường mới, giới thiệu khoa học công nghệ mới và phát triển thị trường chăn nuôi trong nước, điều cần nhất là phải có biện pháp hữu hiệu để phá vỡ thế độc quyền và khả năng kiểm soát thị trường của một số DN.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) bổ sung: Người nông dân đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của toàn ngành chăn nuôi nhưng lại bị lép vế hơn cả. Các đơn vị trung gian, DN, trong đó có các DN sản xuất TACN vô hình trung lại đang đóng vai trò “thống trị”, thu về phần lớn giá trị gia tăng. Muốn công bằng, Nhà nước cần vào cuộc mạnh mẽ, sâu sát hơn để điều tiết, chi phối mọi khía cạnh, tránh những cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại không đáng có cho người chăn nuôi nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.