Dự án được đánh giá sẽ tạo động lực phát triển cho khu vực Nam Bộ và cả nước,âydựngsânbayLongThànhCónêndùngnguồnlựcđấtđaigópvốnchodựábxh colombia primera b đồng thời giải quyết trình trạng quá tải, ách tắc tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện tại. Tuy nhiên, muốn đẩy nhanh tiến độ phải giải quyết 2 yếu tố mấu chốt là vốn và đất giải phóng mặt bằng.
Chậm nhất tháng 6/2020 khởi công dự án
Phát biểu tại Hội thảo Đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành (Đồng Nai), do Báo Tiền phong chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức mới đây tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, sân bay Long Thành sẽ là cửa ngõ hàng không lớn nhất cả nước. Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành cảng hàng không trung chuyển của khu vực mang lại nguồn thu lớn cho ngành hàng không; dần hình thành nên một thành phố sân bay, tạo động lực phát triển cho khu vực Nam Bộ và cả nước; đồng thời cũng là lời giải triệt để cho tình trạng quá tải, ách tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng và đầu tư hồi tháng 6/2015, với công suất dự kiến 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 chậm nhất năm 2025 phải hoàn thành và đưa vào khai thác một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách với công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án 336.630 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã đang được triển khai khẩn trương. Về đền bù, dự án có tổng diện tích đất thu hồi là hơn 5.000 ha, ảnh hưởng đến 47.000 hộ dân với chi phí giải phóng mặt bằng gần 23.000 tỷ đồng. Các chính sách thực hiện giải phóng mặt bằng đã được xây dựng để sớm triển khai trên thực tế.
Chính vì quy mô và tầm quan trọng đặc biệt, việc đẩy nhanh tiến độ của dự án là hết sức cần thiết. Do đó, tại cuộc họp bàn công tác triển khai dự án mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã nêu quyết tâm chậm nhất tháng 6/2020 sẽ khởi công dự án và năm 2023 sẽ đưa dự án vào khai thác. “Đây là thời gian biểu rất khó khăn khi thực hiện. Hiện tại, Chính phủ đã giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là cơ quan chủ đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị. Rất nhiều thách thức trong việc quyết liệt hoàn thành tiến độ, trong đó thách thức lớn nhất là huy động nguồn lực bởi có cả phần vốn của Nhà nước lẫn tư nhân tham gia”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh.
Giải pháp sử dụng cơ chế góp đất
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà quản lý… đã nêu ra nhiều ý kiến đóng góp cho việc thúc đẩy tiến độ xây dựng dự án. Trong đó, đáng chú là ý kiến của ông Nguyễn Hoài Nam, nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, khi ông Nam cho rằng việc nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất sẽ làm tình trạng kẹt xe quanh khu vực sân bay trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nên tập trung nguồn lực làm sân bay Long Thành càng sớm càng tốt.
Theo ông Nam, nếu không làm sớm sân bay Long Thành, đến một lúc nào đó sân bay Tân Sơn Nhất không đáp ứng được nữa sẽ gây nên cảnh kẹt cứng ở khu vực này. Không những thế, việc đẩy nhanh xây dựng sân bay Long Thành trở thành một sân bay quốc tế sẽ đáp ứng cho TP. Hồ Chí Minh phát triển theo hướng là hạt nhân của cả khu vực. Khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ trở thành sân bay nội địa, sân bay Long Thành sẽ thành sân bay quốc tế.
“Ông Nam cho rằng, đó cũng là xu thế chung của các nước trên thế giới với việc bố trí sân bay quốc tế phải ở ngoại thành.
Một giải pháp đáng quan tâm khác được nêu ra tại hội thảo là giải pháp dùng đất để phát triển dự án. Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2 yếu tố đặt ra là vốn và đất giải phóng mặt bằng. Muốn đẩy nhanh tiến độ thì phải giải quyết 2 yếu tố mấu chốt này. Về giải phóng mặt bằng, dự án có diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 85%, nên việc giải phóng sẽ dễ dàng hơn; tổng kinh phí đền bù cho việc giải phóng quỹ đất cũng như xây dựng khu tái định cư cũng ít tốn kém hơn.
Vấn đề còn lại là vốn, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ theo hướng nhanh nhất là dùng nguồn lực đất đai đóng góp vào vốn dự án. Để thực hiện giải pháp này, phải quy hoạch mặt bằng rộng hơn diện tích dự án, tức là phải quy hoạch toàn bộ vùng ven dự án, đâu là đất sẽ phát triển đô thị, đâu sẽ là khu công nghiệp, đâu sẽ là sân bay Long Thành. Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã dùng cách này rất tốt. Đất đai sẽ thu hút vốn và vốn này sẽ dùng xây dựng sân bay. Quá trình đô thị hóa tất yếu sẽ chuyển đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, khi đó giá trị đất sẽ gấp hàng chục lần. Đây chính là nguồn lực đóng góp cho việc xây dựng sân bay.
“Để đạt được mục tiêu là có vốn và giải phóng mặt bằng được nhanh, giải pháp sử dụng phải là cơ chế góp đất. Sau khi dự án hoàn thành, người dân sẽ được bồi thường bằng đất phi nông nghiệp theo giá trị tương đương phần đất góp”, ông Đặng Hùng Võ cho biết.
Đỗ Doãn