TheậtBảntăngánphạtphicôngsửdụngđồuốngcócồntrướcchuyếnhận định lisbono luật trên, chính thức có hiệu lực trong vòng 1 năm sau khi ban hành chính thức, mức án phạt đối với phi công bị phát hiện có nồng độ cồn khi bay được điều chỉnh từ tối đa 1 năm tù giam và 300.000 yen (2.765 USD) hiện nay lên tối đa 3 năm tù giam và 500.000 yen (4.600 USD).
Luật yêu cầu các nhà sản xuất máy bay phải báo cáo với cơ quan chức năng Nhật Bản về những sự cố để đảm bảo việc sửa chữa được tiến hành nhanh chóng.
Bên cạnh đó, Luật Hàng không sửa đổi cũng hướng đến việc nâng cao an toàn hàng không trước khi thế hệ máy bay thương mại sản xuất trong nước đầu tiên của Nhật Bản Mitsubishi Regional Jet được bàn giao như dự kiến vào giữa năm 2020.
Trước thực trạng các nhà khai thác thương mại và các cơ quan chính phủ mở rộng việc sử dụng thiết bị bay không người lái, luật trên cũng đưa ra những quy định mới cụ thể về việc kiểm tra trước mỗi chuyến bay, cho phép chính phủ khám xét hiện trường tại các khu dân cư hoặc văn phòng của các đơn vị vận hành thiết bị bay không người lái gây tai nạn.
Luật cũng cấm điều khiển thiết bị bay không người lái khi có nồng độ cồn trong máu cũng như gây tiếng ồn hoặc gây phiền nhiễu với người khác, đặc biệt nghiêm cấm việc hạ cánh bất ngờ.
Hiện Bộ Giao thông Nhật Bản cũng đã ban hành các quy định bay đối với các thiết bị bay không người lái, trong đó quy định chặt chẽ về thời gian hoạt động trong ngày, cũng như yêu cầu người điều khiển đảm bảo độ cao tối thiểu 30m so với các tòa nhà, phương tiện giao thông và người dân.
Các hãng hàng không Nhật Bản đã siết chặt các quy định sau hàng loạt sự vụ liên quan đến việc phi công sử dụng đồ uống có cồn tại các hãng hàng không Nhật Bản, theo đó các phi công buộc phải kiểm tra nồng độ cồn trước chuyến bay và sẽ bị sa thải ngay cả khi chỉ phát hiện một lượng nồng độ cồn rất nhỏ. Tuy nhiên, các phi công điều khiển máy bay tư nhân không thuộc diện bị kiểm tra.
Theo số liệu của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản, kể từ năm 2013, đã có 37 vụ phi công có nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép khi điều khiển máy bay.
Trong số này, có 20 trường hợp khiến các hãng hàng không phải hoãn hoặc hủy chuyến để đảm bảo an toàn./.
Theo TTXVN