【soi kèo armenia】Cải cách nhưng phải đảm bảo chống thất thu thuế

cai cach nhung phai dam bao chong that thu thue

Ngành Hải quan đang nỗ lực ứng dụng CNTT để giảm thủ tục hành chính cho DN. Ảnh: Q.HÙNG

Dựa quản lý rủi ro để thanh,ảicáchnhưngphảiđảmbảochốngthấtthuthuếsoi kèo armenia kiểm tra

Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, mục tiêu của ngành Thuế, Hải quan là đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, thủ tục nộp thuế, thủ tục XNK và rút ngắn thời gian kê khai, nộp thuế, thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho DN. Nhưng nhiệm vụ quan trọng khác chính là chống gian lận chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

"Vấn đề là trong 450 nghìn DN được cấp phép hiện nay thì phải xây dựng được cơ sở dữ liệu đánh giá khoa học dựa trên khoảng 60 chỉ tiêu để tìm dấu hiệu rủi ro thực hiện thanh, kiểm tra thuế. Chẳng hạn như: Đánh giá lịch sử tuân thủ pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế, sự biến động về kê khai thuế qua các kỳ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN; dựa trên phân loại quy mô DN, doanh thu và thuế Thu nhập DN phát sinh hàng năm" - Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, phân loại rủi ro DN không thể thực hiện theo nguyên tắc cào bằng DN tốt không thể bị đối xử quản lý như DN rủi ro cao.

Hiện nay, cơ quan Thuế đang áp dụng những ngưỡng chỉ tiêu để xác định 4 nhóm DN có dấu hiệu rủi ro yêu cầu thanh tra như: Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ 2 năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu; Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ; Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước...

Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, cơ quan Hải quan đã thực hiện phân loại rủi ro để có biện pháp quản lý. Hiện đã cấp giấy chứng nhận 17 DN ưu tiên và đang xem xét 3 DN. Đây là những DN có số kim ngạch lớn, chiếm khoảng 21% trong tổng số kim ngạch XNK. Đến năm 2015-2016 phải nâng số DN ưu tiên lên từ 55 đến 60 DN, năm 2018 đạt 90 DN; tương ứng nhóm DN chiếm khoảng 65% kim ngạch vào năm 2018. "Chúng ta nên khuyến khích các DN sản xuất điện tử, ngành thép, công nghệ cao tham gia DN ưu tiên" - lãnh đạo Bộ Tài chính đề xuất.

Trong thời gian tới, lực lượng Hải quan sẽ tập trung kiểm soát chặt hoạt động tạm nhập - tái xuất, các cửa hàng miễn thuế tại khu kinh tế cửa khẩu, đặc biệt là các mặt hàng rượu ngoại, thuốc lá ngoại và nội tạng động vật. "Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xem xét trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định liên quan đến hàng hóa chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt NK vào khu phi thuế quan, khu kinh tế cửa khẩu có dân cư sinh sống không có hàng rào cứng và hàng hóa gửi kho ngoại quan" - biện pháp này nhằm ngăn chặn gian lận thương mại tại cửa khẩu - Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định.

Chấm dứt yêu cầu chứng từ khác

Trước nhiều thắc mắc của phóng viên về giải pháp như: Việc Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn về thuế GTGT, thuế Thu nhập DN, thuế Thu nhập cá nhân, quản lý thuế... để cắt giảm khoảng 201,5 giờ thời gian kê khai, nộp thuế cho cho DN kể từ tháng 9 tới. Nhưng vấn đề lại nằm ở việc thực thi các giải pháp này?

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn thẳng thắn: Một trong những mục tiêu của Nghị quyết 19 của Chính phủ đưa ra về cải cách thủ tục hành chính Thuế và Hải quan chính là việc cải cách phải thực chất, tạo môi trường kinh doanh, dịch vụ công minh bạch; coi DN như chủ thể phát triển. Do vậy, để chính sách ban hành phải được thực thi nghiêm túc, tránh gây thêm phiền hà cho DN. Bộ Tài chính cũng ban hành kèm theo các biểu mẫu, bảng kê hóa đơn, chứng từ; giấy nộp tiền vào NSNN… để DN thực hiện.

“Thực tế đã xảy ra hiện tượng cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu DN phải xuất trình và nộp thêm các giấy tờ khác mà không có trong quy định. Chính việc nhiều Thông tư, Nghị định có câu phải cung cấp đủ các chứng từ, sổ sách kế toán và các chứng từ khác có liên quan đã gây khó cho DN" - Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn dẫn chứng.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, việc yêu cầu DN bổ sung chứng từ khác có liên quan rất vô nguyên tắc. Do vậy, tới đây xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Hải quan (có hiệu lực từ 1-1-2015) kiên quyết quy định chỉ có chứng từ duy nhất là tờ khai, không có hợp đồng, chứng từ thanh toán khác.

Thời gian thông quan hàng hoá giảm 30%

Tại cuộc trao đổi này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, tới năm 2015, thời gian thông quan hàng hoá của hải quan chỉ còn 14 ngày với hàng xuất và 13 ngày đối hàng nhập thay vì 21 ngày như hiện nay. "Năm nay chúng ta kết thúc nhiều hiệp định thương mại quan trọng như: TPP, Việt Nam- EU, Việt Nam- Hàn Quốc, Việt Nam- Nhật Bản. Vì vậy, chúng ta phải lấy tiêu chuẩn quốc tế là mục tiêu để đánh giá chứ không thể lấy tiêu chuẩn trong nước được, tức là phải lấy cách tính giờ của quốc tế để giảm thời gian thông quan"- Thứ trưởng nói.

Tuy nhiên, để giảm thời gian thông quan hàng hoá không chỉ là trách nhiệm của riêng cơ quan Hải quan mà của các cơ quan quản lý về cảng biển, năng lực công ty giao nhận, cơ quan Kiểm dịch chất lượng hàng hoá... Trong 21 ngày thông quan hiện nay, thời gian thuộc quản lý của cơ quan Hải quan chiếm 28%, còn lại 72% thuộc các cơ quan khác. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời gian kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá, năng lực bốc xếp tại cảng...

Hiện nay, cơ quan Hải quan đã thực hiện hải quan điện tử tại 34 cục và 170 cửa khẩu, thực hiện quản trị hệ thống gần 5,7 triệu tờ khai (năm 2013), tính trung bình 12 nghìn tờ khai được thông quan/ngày để giảm thời gian thông quan cho DN. Trong tháng 9 tới sẽ vận hành chính thức Cổng thông tin Hải quan một cửa quốc gia. Đây sẽ là hệ thống tích hợp cho phép các bên tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nộp hoặc gửi thông tin và chứng từ chuẩn hóa tới một điểm tiếp nhận duy nhất… Như vậy DN không phải mất thời gian, chi phí đến nhiều cơ quan quản lý Nhà nước làm việc mà chỉ phải đến một đầu mối. Dự án này sẽ góp phần giảm được 3 đến 4 ngày thông quan.

Tạo cơ chế để đại lý hải quan, thuế phát triển

Đại diện các cơ quan báo chí cũng đặt câu hỏi với lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan về việc tại sao đại lý thuế, đại lý thủ tục hải quan – được ví như cánh tay nối dài giữa cơ quan Thuế, Hải quan với DN lại không phát triển ở Việt Nam.

Thay mặt Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn chỉ ra vướng mắc của dịch vụ này như: Nguồn nhân lực ít vì người được cấp chứng chỉ mới được làm dịch vụ. Trong khi đó, tính một năm Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan tổ chức được bao nhiêu khóa thi cấp chứng chỉ? Do vậy cần đặt ra yêu cầu bắt buộc cơ quan Thuế, Hải quan phải tăng cường tổ chức khóa đào tạo và thi cấp chứng chỉ; cần tăng lên tối thiểu 4 lần/năm và tập trung tại các địa phương lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và giao cho các Trường của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan thực hiện. Không thể 1 năm chỉ có từ 20 đến 30 người được cấp chứng chỉ như hiện nay.

Mặt khác, các cơ quan này tập trung vào việc kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của các đại lý; xây dựng chế độ ưu tiên cụ thể đối với các đại lý thủ tục hải quan, đại lý thuế.