Với nền tảng vốn vững chắc,ếtthúcquýIthunhậpcủaTPBanktănggầnsovớicùngkỳkết quả trận giao hữu hôm nay chiến lược tăng trưởng bền vững cùng sự nhạy bén trên thị trường, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank; mã Ck: TPB) khép lại 3 tháng đầu năm với kết quả khả quan ở tất cả các mảng kinh doanh cốt lõi. Đặc biệt, lợi nhuận quý I bật tăng gấp 3 lần lợi nhuận quý trước, tạo bước chạy đà đầy tự tin hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ đồng đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông 2024 vừa qua.
Lợi nhuận khởi sắc, mảng đầu tư chứng khoán tăng trưởng tốt
Theo báo cáo tài chính quý I/2024, lợi nhuận riêng lẻ trước thuế của TPBank ước đạt hơn 1.800 tỷ đồng, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3 lần so với quý IV/2023. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) tiếp tục duy trì ở mức tương đối cao 17,5%.
Tổng huy động quý I của TPBank tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 315.200 tỷ đồng.
Với chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, chủ shop… có mức thu nhập trung bình cao, từ 12 triệu khách hàng trong năm 2023, con số này đang tiếp tục tăng trưởng nóng. Từ đó, tạo cơ sở củng cố tỷ lệ nguồn vốn CASA chất lượng của TPBank. Tính đến ngày 31/3, tỷ lệ CASA của TPBank đạt 23,3%, tiếp tục tăng so với quý trước.
Tổng huy động vốn quý I của TPBank tăng 4% so với cùng kỳ, đạt gần 315.200 tỷ đồng. |
Bước sang năm 2024, cơ cấu doanh thu của ngân hàng đã có sự thay đổi khi giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng. Nhờ nắm bắt tốt thị trường, mảng đầu tư chứng khoán đã mang về lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng khi thu nhập từ mảng này tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 10% vào tổng thu nhập thuần.
Thu nhập lãi thuần quý I của TPBank đạt hơn 3.400 tỷ đồng, tăng khoảng 25,2% so với cùng kỳ, đóng góp phần lớn vào 4.700 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động riêng lẻ quý I của nhà băng. Như vậy, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đã bật tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh sự tăng trưởng tốt của thu nhập lãi thuần, thu nhập từ dịch vụ cũng chứng kiến đà tăng khả quan khi đạt 715 tỷ đồng, tương đương tăng gần 3% so với cùng kỳ, nhờ sự đa dạng hóa dịch vụ, cũng như sự tăng trưởng về quy mô hoạt động của nhà băng.
Tại Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024, TPBank là đại diện duy nhất được xướng tên tại 3 hạng mục liên tiếp gồm: giải thưởng Ứng dụng ngân hàng số tại lĩnh vực "Ngân hàng số"; giải thưởng dành cho Bảo lãnh dự thầu online trên nền tảng TPBank Biz tại lĩnh vực "Đổi mới sáng tạo" và giải thưởng dành cho Bio Center - Hệ thống kho dữ liệu công dân và xác thực sinh trắc học tập trung tại lĩnh vực "Giải pháp thúc đẩy tiếp cận số".
Loạt giải thưởng quan trọng tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng số đi đầu với những sản phẩm tài chính số sáng tạo dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI, Big Data, công nghệ sinh trắc học… Tích cực số hóa đã giúp TPBank nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí vận hành giúp TPBank trở thành một trong những nhà băng đi đầu về vận hành tiết kiệm. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập CIR quý I của TPBank giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, về khoảng 35%.
Chính thức góp vốn vào Quỹ VFC
Quý I/2024, dư nợ thị trường I của TPBank tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 210.990 tỷ đồng. Theo đại diện của TPBank, ngoài việc tập trung vào mảng cho vay cá nhân, TPBank ưu tiên các ngành thuộc lĩnh vực thuộc định hướng chủ trương các nhóm ngành phát triển bền vững của Ngân hàng Nhà nước như: Năng lượng tái tạo; xử lý chất thải phòng chống ô nhiễm; quản lý nước bền vững; nhà ở xã hội…
Theo KBSV, nỗ lực đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong năm 2023 giúp TPBank giảm áp lực trích lập trong năm 2024. Sở hữu hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ và toàn diện dẫn đầu ngành, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel III của TPBank ở mức 12% (tính đến ngày 31/3), cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu của Basel III là 10,5%. |
Ngân hàng cũng chú trọng triển khai nhiều chính sách tài chính bình đẳng, tài chính toàn diện giúp nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng như doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc lãnh đạo (WSME).
Theo các chuyên gia đến từ Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tăng trưởng tín dụng của TPBank được kỳ vọng sẽ tăng tốc theo đà phục hồi của nhu cầu tiêu dùng và thị trường bất động sản. NIM của ngân hàng sẽ cải thiện nhờ đà giảm tiếp diễn của chi phí vốn.
TPBank khẳng định vị thế ngân hàng số đi đầu với những sản phẩm tài chính số sáng tạo. |
Cũng theo KBSV, nỗ lực đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong năm 2023 giúp TPBank giảm áp lực trích lập trong năm 2024. Sở hữu hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ và toàn diện dẫn đầu ngành, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel III của TPBank ở mức 12% (tính đến ngày 31/3), cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu của Basel III là 10,5%.
Đây cũng là căn cứ để TPBank thực hiện chia cổ tức với tỷ lệ 25% (trong đó 5% là tiền mặt), vì ngay cả khi đã chia cổ tức, CAR của ngân hàng vẫn dư sức đáp ứng yêu cầu của quy định, đồng thời tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu.
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV đã khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu TPB, với giá mục tiêu cho năm 2024 là 22.400 đồng/cổ phiếu.
Cũng nằm trong chiến lược trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh, phát triển bền vững, trong quý I này, TPBank thực hiện góp vốn vào Công ty CP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC). Việc mua lại công ty con được thực hiện qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, TPBank mua 75% cổ phần của VFC thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Giai đoạn 2, TPBank mua lại cổ phần của các cổ đông hiện hữu của VFC, nâng tổng mức nắm giữ cổ phiếu tại công ty con VFC lên mức 99,9%./.