【nhan dinh aegoal】Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ nhiều công trình trọng điểm vốn đầu tư công
Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm
UBND tỉnh Bình Dương cho biết,ìnhDươngĐẩynhanhtiếnđộnhiềucôngtrìnhtrọngđiểmvốnđầutưcônhan dinh aegoal qua rà soát từ các chủ đầu tư, nhu cầu tổng thể kế hoạch đầu tư công năm 2021 là hơn 16.163 tỷ đồng. Sau khi cân đối, dự kiến bố trí cho 354 dự án, với tổng vốn bố trí thấp hơn nhu cầu khoảng 7.007 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương bố trí cho 5 dự án với tổng vốn 452,09 tỷ đồng (thực hiện theo số Trung ương), ngân sách địa phương bố trí cho 349 dự án với tổng vốn hơn 8.704 tỷ đồng.
Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 (vòng 2), mới đây, HĐND tỉnh Bình Dương đã thống nhất dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, vốn ngân sách địa phương là 53.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn cân đối theo tiêu chí là 20.500 tỷ đồng. Vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất là 18.000 tỷ đồng. Vốn xổ số kiến thiết là 9.000 tỷ đồng. Bội chi ngân sách địa phương là 5.500 tỷ đồng.
Đây là một trong những cơ sở quan trọng để khởi công mới đối với các dự án năm 2021 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao, mặc dù kế hoạch đầu tư công được phê duyệt năm 2021 của Bình Dương thấp hơn so với năm trước (13.467 tỷ đồng), nhưng để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương đề ra các nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt ngay từ đầu năm, tập trung thực hiện và giải ngân vốn các công trình quan trọng, trọng điểm, các dự án đền bù, giải phóng mặt bằng của tỉnh, mục tiêu nhanh, gọn, dứt điểm các công trình có khả năng hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm nay.
UBND tỉnh Bình Dương cũng đặt ra yêu cầu ngay từ đầu năm đối với các chủ đầu tư phải tập trung đôn đốc nhà thầu sớm hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán vốn, không để dồn khối lượng vào cuối năm, đặc biệt là các công trình có khối lượng đền bù, giải tỏa lớn; trình thẩm định, phê duyệt quyết toán và thực hiện các thủ tục hoàn trả tạm ứng theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các dự án công trình kịp thời báo cáo các sở, ngành và các cơ quan có liên quan để giải quyết…
Thi công nhiều công trình trọng điểm
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Thao, vốn đầu tư công năm 2021 của Bình Dương chủ yếu được tập trung cho các công trình trọng điểm, các dự án đền bù có giá trị lớn. Cụ thể, với các công trình trọng điểm, tỉnh bố trí vốn cho 30 dự án, nhu cầu bố trí vốn của chủ đầu tư là hơn 3.679 tỷ đồng, với tổng vốn bố trí là 1.618 tỷ đồng, chiếm 18,6% vốn ngân sách địa phương.
Theo đó, các dự án trọng điểm mang tính cấp thiết sẽ được tỉnh Bình Dương thực hiện đầu tư, thi công trong quý I và quý II/2021 gồm: dự án đầu tư xây dựng đường từ cầu vượt Sóng Thần đến đường Phạm Văn Đồng; dự án cầu vượt (hầm chui) ngã 5 Phước Kiến, ngã tư Chợ Đình, ngã tư chợ Cây Dừa; dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường tỉnh lộ (ĐT) 746, 747B, 743 và dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thông minh của tỉnh.
Ngoài ra còn có các dự án mở rộng mặt đường và xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ trên các tuyến tỉnh lộ, vành đai nối với các tỉnh lân cận đang có nhu cầu cấp thiết.
Trong quá trình triển khai, để đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị sở, ngành, địa phương, đặc biệt là các chủ đầu tư ký cam kết tiến độ, chất lượng, quá trình giải ngân. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang kiến nghị các bộ, ngành chức năng trung ương hỗ trợ địa phương kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Cụ thể, bố trí đủ vốn nước ngoài (ODA) cho các dự án đảm bảo theo tiến độ đã ký kết với nhà tài trợ, bố trí vốn ngân sách trung ương trong nước phù hợp với tiến độ thi công thực tế của dự án và theo đúng nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn.
Đồng thời, xem xét bố trí vốn chương trình mục tiêu quốc gia và vốn trái phiếu chính phủ để tỉnh đầu tư thực hiện những chương trình, dự án mang tính cấp thiết. Trong văn bản kiến nghị, tỉnh cũng đề nghị tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật và văn bản hướng dẫn luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư công, xây dựng, đất đai đảm bảo thống nhất với nhau; đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư công và tài nguyên môi trường, cụ thể là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng… để tránh lặp lại như năm 2020 và trước đó./.
Gia Cư