【tỷ lệ cược châu á】Kỳ vọng mới cho giá dầu thế giới
Thị trường dầu thế giới vừa chứng kiến tuần tăng thứ hai liên tiếp, với mức giá trên 50 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 4 trước thông tin nhiều khả năng thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ được gia hạn. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 5,2%, còn giá dầu Brent 5,4%.
Giới đầu tư đặc biệt quan tâm đến quyết định cuối cùng về việc gia hạn thỏa thuận này sẽ được các nước OPEC và các quốc gia xuất khẩu dầu khác đưa ra trong cuộc họp tại Vienna (Áo) vào ngày 25/5 tới. Một số chuyên gia dự báo, OPEC thậm chí sẽ nâng mức cắt giảm sản lượng khai thác trong kỳ họp lần này.
Năm ngoái, các nước OPEC cùng một số quốc gia xuất khẩu dầu khác đã đồng thuận ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác lần đầu tiên trong 8 năm, xuống còn 1,8 triệu thùng/ngày. Động thái này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ thị trường dầu mỏ, qua đó đẩy giá dầu tương lai tăng 6% sau khi OPEC công bố thực hiện thỏa thuận này có hiệu lực từ đầu năm 2017.
Trước thềm cuộc họp, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khaled Al-Faleh thể hiện sự tin tưởng về viễn cảnh cắt giảm nhằm rút trữ lượng dầu xuống dưới mức trung bình 5 năm, bởi một số nước mà ông đã đàm phán đều đồng ý kéo dài thỏa thuận. Trước đó, giới chức Nga và Ả Rập Saudi đã nhất trí kéo dài thỏa thuận đến tháng 3/2018.
Những thông tin tích cực này đã trở thành động lực chính hỗ trợ giá dầu trong tuần này. Các nhà phân tích dự báo, giá dầu Brent có thể tăng lên mức 55 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI có thể tăng lên mức 54 USD/thùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít những nghi ngại trước nguy cơ một số quốc gia sẽ phá vỡ thỏa thuận khi giá dầu tăng tốc. Theo dữ liệu của Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes, số lượng giàn khoan của Mỹ tuần trước đã tăng thêm 8 giàn, lên 720 giàn - mức cao nhất kể từ tháng 4/2015. Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác có thể sẵn sàng từ bỏ cuộc chơi cắt giảm nhằm bù đắp thiệt hại quá lớn do giá dầu lao dốc thời gian qua./.
KC (t/h)