【ti le.keo】Địa phương tích cực sắp xếp lại trường nghề
Thực hiện Nghị quyết 19/NQ-TW,Địaphươngtíchcựcsắpxếplạitrườngnghềti le.keo trong năm 2018 và đầu năm 2019, hầu hết các địa phương đều đã thực hiện sắp xếp hoặc có kế hoạch sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xu hướng sắp xếp của các địa phương là sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành một đầu mối; giải thể các trường hoạt động cầm chừng, không hiệu quả; không mở thêm trường công, nếu mở thì phải cam kết tự chủ hoàn toàn.
Tại tỉnh Bắc Kạn, tỉnh đã xây dựng đề án sáp nhập Trường trung cấp Y tế, Trường cao đẳng Cộng đồng, Trường cao đẳng Nghề dân tộc nội trú thành một trường cao đẳng, dự kiến hoàn thành việc sáp nhập trong năm nay.
Tỉnh Phú Thọ đã sáp nhập Trường trung cấp nghề Công nghệ và Vận tải vào Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ thành Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ nghệ thực hành.
Tỉnh Khánh Hòa thực hiện sáp nhập Trường trung cấp Kinh tế Khánh Hòa, Trường trung cấp nghề Diên Khánh, Trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp Diên Khánh và nâng cấp thành trường cao đẳng.
Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tính chung cả nước năm 2018 đã giảm được 35 trường nghề; 6 tháng năm 2019 giảm được 24 trường nghề. Hiện nay, có 24 địa phương đề nghị sáp nhập 10 trường cao đẳng, 32 trường trung cấp. Dự kiến trong 2 năm 2018 và 2019 sẽ giảm được 100 trường nghề công lập, đạt 16%, vượt trước mục tiêu Nghị quyết 19 – NQ/TW là đến năm 2021 giảm ít nhất 10%.
Dự thảo đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 đưa ra mục tiêu đến năm đến năm 2021, mỗi năm giảm tối thiểu 2,5% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, quy mô tuyển sinh đạt 2,6 triệu người/năm; giai đoạn 2021 – 2025 mỗi năm giảm tối thiểu 2% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, quy mô tuyển sinh đạt 4,6 triệu người /năm.
Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện sắp xếp, sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo lộ trình phù hợp, hiệu quả, tránh sắp xếp vội vàng, mang tính cơ học.
Song song với việc giảm đầu mối cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng xây dựng các chính sách khuyến khích thành lập các trường nghề tư thục, ưu tiên doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp./.
Bùi Tư