【soi kèo ngoại hạng anh tối nay】Đại biểu Quốc hội chất vấn tình trạng loạn giá xét nghiệm Covid

Sáng 10/11,ĐạibiểuQuốchộichấtvấntìnhtrạngloạngiáxétnghiệsoi kèo ngoại hạng anh tối nay Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn kéo dài 2,5 ngày. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời trong phiên chất vấn này.

Cơ bản đã triển khai đồng bộ Nghị quyết 128 trên toàn quốc

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” của Chính phủ được nhân dân đánh giá cao. Nhận xét hiện các địa phương triển khai thực hiện nghị quyết còn rất khác nhau, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết giải pháp để triển khai hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết 128 trên phạm vi toàn quốc.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 là đại dịch chưa có trong tiền lệ, các quốc gia đều phải căn cứ vào tình hình thực tế để triển khai các biện pháp, chiến lược chống dịch, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện dần.

Trên cơ sở thực tiễn và tham khảo ý kiến của các tổ chức quốc tế, kinh nghiệm của các nước, Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, triển khai chiến lược "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19".

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Theo Bộ trưởng, trong Nghị quyết này có mấy điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, đánh giá cấp độ dịch dựa trên tình hình dịch, tiến độ tiêm chủng, năng lực y tế của từng địa phương. Thứ hai là áp dụng các biện pháp triển khai phải phụ thuộc hoàn toàn vào cấp độ dịch. Trong Nghị quyết đã quy định rất rõ và vì vậy các địa phương cần phải tuân thủ theo Nghị quyết này. Thứ ba, muốn chuyển sang hướng an toàn, linh hoạt và hiệu quả thì việc chuẩn bị các cơ sở vật chất, đặc biệt đối với y tế là hết sức quan trọng. Nghị quyết đã nêu rất rõ và Quyết định 4800 cũng đã đề xuất cụ thể, các địa phương phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất.

Theo Bộ trưởng, sau khi Nghị quyết 128 có hiệu lực, về cơ bản trên toàn quốc đã áp dụng cách đồng bộ, đối với tất cả cấp độ 1 và cấp độ 2 thì tất cả các hoạt động được triển khai một cách bình thường, cấp độ 3, cấp độ 4 đã triển khai theo Nghị quyết 128 và Quyết định 4800.

Loạn giá xét nghiệm, có lợi ích nhóm hay không?

Quan tâm đến vấn đề giá cả xét nghiệm Covid-19, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, đang có tình trạng loạn giá xét nghiệm Covid-19, mỗi nơi một giá, có nơi 450.000 đồng cho một lần xét nghiệm.

Đại biểu hỏi "có lợi ích nhóm không? Tại sao có chuyện này xảy ra, trách nhiệm của Bộ trưởng là gì?". Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) cũng đặt vấn đề năm 2020 Việt Nam đã sản xuất được kit test và có nước đặt mua, nhưng vừa qua chủ yếu nhập khẩu. Vậy nguyên nhân là gì? Nếu sản xuất được kit test thì đã sử dụng ở đâu, địa phương nào? Giá xét nghiệm sáng nay mới có quy định, vậy trách nhiệm quản lý giá cả của Bộ trưởng thế nào?

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay chúng ta đã có 8 đơn vị sản xuất trong nước cung cấp kit test, test PCR, cũng như cung cấp các kháng thể và năng lực sản xuất, cung ứng của chúng ta về cơ bản đáp ứng đầy đủ. Hiện Bộ Y tế đang thúc đẩy vấn đề về nghiên cứu sản xuất những phương pháp chẩn đoán mới, ví dụ như chẩn đoán qua hơi thở, nước bọt để làm giảm giá thành và tăng tiện ích cho người dân.

Ngày 8/11 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89 về quản lý trang thiết bị y tế, thay đổi cơ bản về quản lý trang thiết bị y tế. Trong đó, toàn bộ quá trình quản lý được quy định công khai, minh bạch hơn, chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm. Cùng với đó, sinh phẩm chẩn đoán đã chính thức được đưa vào lĩnh vực quản lý giá và các cơ quan đang làm việc chặt chẽ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc bình ổn giá trong trường hợp cần thiết đối với mặt hàng này.

Cùng ngày, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư 16 về giá xét nghiệm trong đó chỉ tính giá tối đa, chẳng hạn như giá test nhanh được quy định 106.000 đồng, nếu như đơn vị y tế đấu thầu giá thấp hơn thì chỉ được thu giá thấp hơn.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng giải thích trang thiết bị y tế và sinh phẩm chẩn đoán trước đây không thuộc lĩnh vực quản lý giá theo Luật Giá. Giá cả của các mặt hàng này cũng khác nhau giữa các hãng khác nhau và các nước sản xuất khác nhau. Ngoài ra, các trang thiết bị y tế và sinh phẩm cũng có giá khác nhau ở các thời điểm.

Chưa kịp thực hiện "thực thanh, thực chi" do "quá bận" chống dịch

Thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai rất quyết liệt, từng bước minh bạch hóa trong việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Tháng 7/2020, Bộ đã yêu cầu tất cả các công ty có kinh doanh, sản xuất trang thiết bị y tế phải công khai, niêm yết giá trên cổng thông tin của Bộ Y tế. Bộ đã liên tục yêu cầu đối với tất cả những doanh nghiệp tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và hạ giá thành đối với các sản phẩm, tăng cường cấp phép để tạo cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng.

Ngoài ra Bộ cũng liên tục có những điều chỉnh trong chiến lược về xét nghiệm. Tùy từng thời điểm, tùy từng mức độ có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trên quan điểm phòng, chống dịch một cách rất hiệu quả nhưng phải tiết kiệm... Về hiện tượng chênh lệch giá giữa các đơn vị, các cơ sở y tế tư nhân, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thừa nhận Bộ Y tế đã nhìn nhận được.

Tuy nhiên, thời gian qua do quá bận vì công tác phòng, chống dịch cho nên đến tháng 9/2021, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị phải thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ là phải “thực thanh, thực chi”. Giá test chỉ được thu theo đúng giá đầu vào là giá đấu thầu, nhưng đơn vị đã nhận lỗi là do quá bận nên chưa thực hiện được. Bộ đã yêu các địa phương phải nghiêm khắc nhắc nhở, chấn chỉnh đối với việc thu giá test cao...,

Theo Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế liên tục có văn bản nhắc nhở các địa phương thực hiện theo đúng các quy định pháp luật, bảo đảm không có lợi ích nhóm, không được tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt và đưa vào trong chương trình thanh tra của năm 2022 về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị và sinh phẩm y tế…/.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)