【kết quả bóng đá vô địch quốc gia ả rập xê út】Chuyển đổi số trong báo chí: Hợp tác để vượt qua khó khăn
Thúc đẩy đối mới công nghệ,ểnđổisốtrongbáochíHợptácđểvượtquakhókhăkết quả bóng đá vô địch quốc gia ả rập xê út chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng | |
Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022: Chính phủ và DN “Hợp lực chuyển đổi số” | |
Đẩy mạnh truyền thông về chuyển đổi số của Hải quan | |
Ông Lê Đức Thành, Cục trưởng Cục CNTT & TK hải quan: Chuyển đổi số - cơ sở quan trọng để xây dựng Hải quan hiện đại |
Chuyển đổi số mạnh mẽ
Trong bối cảnh bùng nổ truyền thông mạng xã hội, với xu hướng truyền thông hội tụ, đa phương tiện, Cách mạng 4.0 và Internet có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống báo chí Việt Nam. Phát biểu tại hội thảo khoa học “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) phối hợp với Tạp chí Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 11/6, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế - xã hội trong nước, nhưng cũng đem lại cơ hội tăng tốc chuyển đổi số quốc gia. Một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số là báo chí, truyền thông. Nhiều cơ quan báo chí, công ty truyền thông trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự phát triển bền vững của tờ báo, đã bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số, thay đổi mô hình, cách thức hoạt động, kinh doanh để vượt qua “khủng hoảng” thành công.
Tính đến ngày 30/11/2021, số lượng cơ quan báo chí có phiên bản điện tử là 259/816 (báo và tạp chí thực hiện 2 loại hình in và điện tử: 230; báo chí điện tử độc lập (không có bản in): 29); 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng. Ngoài ra, có 224 cơ quan báo chí (trung ương: 164; địa phương: 60) thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, trong đó có cả những cơ quan báo chí đã có loại hình điện tử. Có 227 chuyên trang của 88 cơ quan báo chí điện tử, gồm: 178 chuyên trang của 62 cơ quan báo chí Trung ương; 49 chuyên trang của 26 cơ quan báo chí địa phương. Vẫn còn nhiều cơ quan báo chí chưa có phiên bản điện tử hay trang thông tin điện tử, chuyên trang, tập trung phần lớn ở khối tạp chí, nhất là tạp chí khoa học.
Cũng theo Cục trưởng Cục Báo chí, một số cơ quan báo chí đã đi tiên phong trong chuyển đổi số với các công nghệ số tiêu biểu là trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, Cloud, Bigdata... Những công nghệ số này đã và đang tạo ra môi trường cho báo chí phát triển theo các xu hướng báo chí: Cá nhân hóa nội dung; Đa nền tảng; Báo chí di động; Báo chí xã hội; Báo chí dữ liệu; Báo chí sáng tạo; Siêu tác phẩm báo chí. Một số cơ quan báo chí khá thành công, trở thành các đơn vị báo chí đa phương tiện hiện đại như: Thông tấn xã Việt Nam, VOV, VTV hay Vietnamplus, VnExpress, Zing... Một số báo chí địa phương cũng đã bước đầu có sự thay đổi như: Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Tuyên Quang... Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều đơn vị báo chí, nhất là báo ngành, địa phương chậm chuyển đổi số vì nhiều lý do khác nhau, trong đó khâu khó khăn nhất là hạ tầng kỹ thuật số, kinh phí và nhân sự.
Quang cảnh hội thảo. |
"Hợp tác với đối thủ"
Là một đơn vị báo chí có sự chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong thời gian vừa qua, nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng biển tập báo điện tử VTC News cho rằng, rất nhiều tòa soạn ở Việt Nam đã và đang áp dụng chuyển đổi số để hỗ trợ phóng viên, biên tập viên trong công việc của mình, bên cạnh đó, tạo ra trải nghiệm tốt hơn, gần gũi và đa dạng hơn cho độc giả ở khía cạnh tiếp cận thông tin, nâng cao tri thức, giáo dục, giải trí,... - những chức năng trụ cột của báo chí.
“VTC News bắt đầu chuyển đổi số từ khá sớm, đạt được nhiều thành quả. Facebook của VTC News là một trong những Facebook đầu tiên của các tờ báo Việt Nam chạm mốc 1 triệu lượt thích và 1,2 triệu lượt theo dõi. Tiktok VTC News đạt hơn 2 triệu followers, gần 30 triệu like với hơn 10 triệu lượt xem video và tăng trưởng 126% trong 2 tháng gần đây. Youtube VTC News cũng vượt 100.000 người đăng ký, đạt nút bạc YouTube từ năm 2020. Hệ thống Podcast của VTC News đa dạng, và ngày càng hấp dẫn hơn”, nhà báo Ngô Văn Hải nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Tổng biển tập báo điện tử VTC News cũng thừa nhận, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, YouTube... là đối thủ của báo điện tử trong việc cung cấp nội dung. Những nền tảng này tối ưu trải nghiệm cho người dùng, tạo ra ưu thế vượt trội so với báo điện tử, nhất là với những tờ báo hạn chế về nguồn lực kỹ thuật. Thậm chí, việc cạnh tranh độc giả, khán giả với Facebook, Tik Tok, YouTube... ở nhiều thời điểm gần như là nhiệm vụ bất khả thi.
Trước thách thức đó, VTC News đã thực hiện giải pháp cơ bản mà rất nhiều đơn vị báo chí khác tại Việt Nam đã làm trong những năm gần đây. Đó là đưa nội dung lên nhiều nền tảng khác nhau, hay nói cách khác, hợp tác với đối thủ. Nhà báo Ngô Văn Hải nhấn mạnh “phân phối nội dung lên các nền tảng mạng xã hội, chứ không phải thực hiện thao tác vật lý đơn giản để chuyển toàn bộ nội dung trên mặt báo lên mạng xã hội. Những nội dung này phải được tối ưu hóa, tìm được cách kể chuyện riêng dựa theo đặc thù của mỗi nền tảng. Để làm được điều này, VTC News nhanh chóng xây dựng đội ngũ chuyên viên phụ trách nội dung với mục tiêu rõ ràng là kể thêm những câu chuyện mới từ thông tin báo chí đơn thuần ban đầu. Nội dung, phối hợp chặt chẽ với khối công nghệ để phân luồng những câu chuyện báo chí suốt cả ngày (24/7). Các luồng thông tin phải đảm bảo gần gũi, phù hợp nhất với từng nhóm độc giả trên các nền tảng khác nhau. Thậm chí, thông tin ngắn gọn, hấp dẫn của một sự kiện nóng có thể xuất hiện trên Facebook, YouTube, Tik Tok của VTC News trước khi hiện diện trên trang chủ của báo”.
Chia sẻ về một số kết quả chuyển đổi số nổi bật của Báo Nhân Dân thời gian qua, ông Lê Quốc Minh, Tổng biên tập Báo Nhân Dân cho biết Báo Nhân Dân đã và đang có nhiều thay đổi như sử dụng QR Code để giới thiệu nội dung, thay đổi măng sét, cấu trúc lại nội dung và các loại tin tức. Theo đó, quan điểm “Digital First” đang được áp dụng tại Báo Nhân Dân một cách triệt để. Ngoài ra, Báo Nhân Dân cũng đẩy mạnh thông tin trên nền tảng số để tiếp cận nhanh hơn tới độc giả theo cách thức “đa nền tảng”, trong đó có cả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tik Tok…
Trong thời gian tới, Báo Nhân Dân sẽ thực hiện quy trình sản xuất thông tin theo phương thức tích hợp; sử dụng tối đa các công cụ đo lường và phân tích; đầu tư công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân sự công nghệ giỏi; tăng cường nghiên cứu và phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và báo chí tự động (robot journalism). Cùng với đó là chủ trương đa dạng hóa nguồn thu; trực tiếp thu thập dữ liệu độc giả (first-party data); hợp tác phát hành nội dung trên nhiều nền tảng phi báo chí…