Sau khi giải tỏa,ầnnhàđầutưcótâmvàtầurawa reds đấu với sapporo Thượng Thành, Eo Bầu, kết hợp với Hộ Thành hào sẽ trở thành không gian khác biệt của Huế
Từng được tổ chức tour
Cách đây khoảng 10 năm, một tour du lịch mới ở Huế được hình thành trên Thượng Thành – Eo Bầu, đoạn thành phía Bắc, từ cửa An Hòa đến cửa Hậu. Du khách được những người làm tour đưa đến trải nghiệm hoạt động trồng rau, khám phá đời sống. Nhưng rồi, tour nhanh chóng tạm ngừng hoạt động vì sự tham gia của người dân chưa có, quyền lợi cũng không được đảm bảo.
Đến năm 2014, tưởng chừng Thượng Thành – Eo Bầu được hồi sinh phần nào khi Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lên kế hoạch tổ chức tour du lịch mới. Tuyến tham quan mới này được khai thác tại khu vực phía Nam của Thượng Thành. Đây là sản phẩm du lịch phục vụ du khách ngắm bình minh, hoặc hoàng hôn ở TP. Huế trên Thượng Thành, sau đó sẽ dùng bữa sáng, hoặc bữa tối ở Đại Nội, Đông Khuyết đài hoặc vườn Cơ Hạ. Nhưng rồi, tất cả cũng chỉ dừng lại ở ý tưởng…
Nhiều lý do được chỉ ra, cả chủ quan và khách quan khiến các tour du lịch không triển khai, hoặc triển khai nhưng không hiệu quả; trong đó, việc hạ tầng không đảm bảo; người dân còn sinh sống trên Thượng Thành - Eo Bầu, các dịch vụ bổ trợ chưa hình thành…
Khi Thượng Thành – Eo Bầu được giải tỏa, một không gian rộng lớn sẽ được trả lại nguyên bản vốn có. Ngoài vai trò bảo tồn, trong nay mai, Thượng Thành - Eo Bầu được kỳ vọng tạo ra điểm đến mới, hấp dẫn của Huế nếu khai thác hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, giải tỏa Thượng Thành – Eo Bầu hướng đến ba mục tiêu là để bảo tồn, phát huy giá trị di sản; trả lại cảnh quan, thiên nhiên, môi trường của đô thị và sau đó là tạo điểm đến, sản phẩm du lịch lớn cho Huế trong tương lai.
Dịch vụ riêng biệt
Khai thác du lịch ở Thượng Thành – Eo Bầu là điều được khẳng định, nhưng khai thác như thế nào để không làm hao hại di tích, vừa có tính khác biệt, lại không “hời hợt”… là điều cần đặt ra.
Ông Trần Hữu Thùy Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, rõ ràng, với Thượng Thành – Eo Bầu để tránh sự đơn điệu, cần phải có những nghiên cứu thật kỹ lưỡng về sản phẩm, dịch vụ. Và cần có những hoạt động được tái hiện lại, như đổi gác, đi tuần, bắn thần công, các hoạt động văn hóa, văn nghệ...
“Cần đánh giá rằng, Thượng Thành – Eo Bầu là không gian riêng biệt chỉ có ở Huế mà có thể triển khai các dịch vụ rất khác, như thưởng trà, dưỡng sinh, yoga; phù hợp với tour nửa ngày ngắm bình minh và hoàng hôn trên Thượng Thành. Con đường dưới Thượng Thành phù hợp với xe ngựa và các phương tiện cổ. Kết hợp với Hộ Thành hào, những chiếc thuyền sẽ len lỏi qua các kênh rạch đầy sen và thưởng thức trà sen... là những gì cần hướng đến”, ông Trần Hữu Thùy Giang nhận định.
Theo lãnh đạo ngành du lịch, để khai thác toàn tuyến Thượng Thành – Eo Bầu sẽ cần thời gian khá dài, vì thế, có thể nghiên cứu khai thác một số đoạn đã có hạ tầng đảm bảo. Đó là phía Nam của Thượng Thành, trước trục đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn. Đoạn này, Hộ Thành hào cũng đã được khơi thông và đang được chỉnh trang phù hợp với dịch vụ chèo thuyền.
TS. Đặng Minh Nam, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh góp ý, ở Nhật Bản, qua 2 tuần, lễ hội hoa anh đào thu được khoảng 5 tỷ USD và trở thành một thương hiệu lớn của du lịch ở đất nước “Mặt trời mọc”. Vậy với Thượng Thành – Eo Bầu – Hộ Thành hào, sao Huế không trồng thật nhiều hoa mai và mỗi mùa xuân đến sẽ có lễ hội hoa mai riêng cho Huế vì không gian quá phù hợp. Ngoài ra, sau khi được giải tỏa, nên phân chia thành các dịch vụ theo khu vực có chuyên đề, như chợ hoa, không gian công cộng, chợ phiên cổ tuyền, chợ đêm; có hệ thống vọng lâu thưởng trà, ngắm cảnh; dịch vụ Ca Huế với không gian nhỏ nhưng đẳng cấp…
Hay vào các kỳ Festival Huế, Thượng Thành mặt phía Nam đã từng nhiều lần trở thành sân khấu hoàn hảo cho các lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống. Khi đã được hoàn trả mặt bằng, Thượng Thành – Eo Bầu – Hộ Thành hào sẽ là sân khấu hoành tráng, “có một không hai” của Huế.
Cần nhà đầu tư có tâm và tầm
Nhiều năm qua, việc khai thác dịch vụ trên nền di sản vẫn luôn gặp khó vì những quy định nghiêm ngặt của Luật Di sản. Về vấn đề này, TS. Đặng Minh Nam cho rằng, thực tế, trong Luật có nội dung “Có thể bổ sung các dịch vụ nhưng không ảnh hưởng đến giá trị gốc”. Do đó, theo ông Đặng Minh Nam, đừng bảo tàng hóa di sản, mà nên “thổi hồn”, tương tác để di sản sống với thời gian. Trên thế giới, có những không gian hội thảo quốc tế được xây dựng trên nền tảng di sản, như Nhà hát Ba Con Chuột được xây dựng tại một khu khảo cổ lớn ở Ý… Quan trọng là cách khai thác đúng mực và tinh tế mà thôi.
Ông Trần Hữu Thùy Giang cho biết, lâu nay nhiều vấn đề liên quan ít khi được thảo luận và góp ý. Riêng với khai thác dịch vụ du lịch trên Thượng Thành - Eo Bầu sẽ được Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bàn thảo và tham mưu cho UBND tỉnh các sản phẩm, dịch vụ phù hợp; tìm nhà đầu tư có tâm và tầm, kết hợp với các tour tuyến khác có chất lượng cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, khai thác du lịch trên Thượng Thành - Eo Bầu là điều chắc chắn và phải làm. Khi đã quyết tâm thì không khó. Về việc này, tỉnh sẽ mời các doanh nghiệp du lịch, lữ hành vào cuộc cùng chung tay để phát huy giá trị di sản, tạo thành điểm đến, thêm nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn của Huế. Nhất là có nhà đầu tư có tâm và có tầm, đầu tư bài bản để giúp Huế cụ thể hóa mục tiêu trên.
Bài, ảnh: ĐỨC QUANG