您现在的位置是:Empire777 > Nhà cái uy tín

【kết quả tokyo verdy】Tài chính quốc gia đã có những tiến bộ quan trọng

Empire7772025-01-25 17:59:14【Nhà cái uy tín】0人已围观

简介ĐB Leo Thị Lịch (Bắc Giang): Tình hình tài chính quốc gia đã có những tiến bộ quan trọng.Giảm chi th kết quả tokyo verdy

Leo Thị Lịch

ĐB Leo Thị Lịch (Bắc Giang): Tình hình tài chính quốc gia đã có những tiến bộ quan trọng.

Giảm chi thường xuyên,àichínhquốcgiađãcónhữngtiếnbộquantrọkết quả tokyo verdy tăng chi cho đầu tư phát triển

ĐB Quốc hội Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), ĐB Trần Đăng Ninh (Hoà Bình) và nhiều ĐB đã đánh giá cao công tác điều hành về tài chính - ngân sách của Chính phủ, mà trực tiếp là Bộ Tài chính.

Theo ĐB Trần Đăng Ninh, thời gian qua đã nảy sinh những khó khăn trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự cố gắng của ngành Tài chính, đã đảm bảo các cân đối lớn. Các chỉ số tài chính vĩ mô (nợ công, lạm phát, ngoại hối…) cho thấy sự khá chắc chắn trong điều hành của Chính phủ.

ĐB Leo Thị Lịch (Bắc Giang) nhận định, trong bối cảnh có những thuận lợi và khó khăn đan xen, tình hình tài chính quốc gia đã có những tiến bộ quan trọng phản ánh xu thế phát triển đi lên của đất nước, với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách năm 2018 vượt 3% dự toán, cơ cấu thu tiếp tục dịch chuyển tích cực, tỷ trọng thu nội địa ngày càng tăng và giảm sự phụ thuộc vào bán tài nguyên. Chi ngân sách tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; bội chi giảm; nợ công được kiểm soát và có xu thế giảm tỷ trọng so với GDP.

“Tỷ trọng chi thường xuyên giảm. Chi cho đầu tư phát triển tăng. Việc thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ kết hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt đã tạo nên nền tảng cho ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội như QH đã đánh giá” - nữ ĐB cho hay.

Những thành công trong điều hành chính sách tài khoá, khiến giảm tỷ lệ chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển đã được nhiều ĐBQH đề cập và đánh giá cao.

Về quản lý chi thường xuyên, theo ĐB Hoàng Văn Cường, kết quả đạt được là đã giảm chi thường xuyên trong 3 năm từ gần 69% xuống 63% và số chi thường xuyên tập trung chính vào chi cho tiền lương và con người. Tuy nhiên, mức lương trong các cơ quan nhà nước hiện nay rất thấp, bình quân 5 - 7 triệu đồng/tháng/người. Mức thấp này sẽ dẫn đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực, tha hóa của cán bộ công chức.

Do vậy, ĐB đề nghị cần thay đổi việc trả lương theo thang bảng lương như hiện nay sang chế độ trả lương theo vị trí việc làm có đánh giá hiệu suất công việc. Mỗi vị trí cán bộ công chức phải mô tả cụ thể chức năng nhiệm vụ phải hoàn thành và có thước đo kết quả hoàn thành để xác định tiền lương theo vị trí đó cũng như mức độ hoàn thành công việc cụ thể. Đây là việc cần triển khai ngay để thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương để áp dụng chính thức từ năm 2021.

ĐB cũng đề nghị đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. ĐB đã chia sẻ những thành công trong việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học thời gian qua. “Việc thí điểm trao quyền tự chủ cho 23 trường đại học trong thời gian qua đã đạt được lợi ích kép là Nhà nước tiết kiệm được chi thường xuyên, các trường phát huy được nội lực, tăng cường các nguồn lực đầu tư làm tốt hoạt động chuyên môn của mình. Đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh việc này, kèm theo đó thay đổi phương thức cấp NSNN như hiện nay sang chế độ đặt hàng” - ĐB Hoàn Văn Cường đánh giá.

Đồng tình với nhiều ĐB phát biểu trước đó, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Trần Quang Chiểu cho rằng: “Thành tích mang tính lịch sử trong điều hành chính sách tài khoá thời gian qua đó là không những đảm bảo cho chi thường xuyên, chi trả nợ lãi vay và chi trả phí vay mà đã tích luỹ chi cho đầu tư phát triển”.

Phải tiết giảm chi tiêu khi ngân sách chưa dư dả

Một số ĐB còn băn khoăn về cơ cấu thu ngân sách, trong đó có 3 khu vực kinh tế không đạt dự toán. Theo ĐB Leo Thị Lịch, trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành hội nhập, việc thực thi các hiệp định thương mại cắt giảm thuế quan ngày càng tác động mạnh mẽ tới thu ngân sách, do đó cần phải tính toán, dự báo sát để đảm bảo cân đối thu chi và coi đây là yếu tố đảm bảo ổn định vĩ mô.

Về chi ngân sách, nữ ĐB bày tỏ to lắng trong điều kiện ngân sách quốc gia chưa phải đã dư dả, phần chi cho đầu tư phát triển chủ yếu vẫn từ nguồn đi vay, tuy nhiên, tình trạng lãng phí vẫn xảy ra ở nhiều lĩnh vực. Nổi cộm là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, ngoài thất thoát lãng phí do không kiểm soát được chất lượng hiệu quả dự án, chậm tiến độ,… thì việc chuyển nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn. Nhiều dự án vốn vay chậm giải ngân, phần lớn do yếu tố chủ quan. ĐB đề nghị cần phải sớm được khắc phục tình trạng này.

ĐB cho rằng, trong chi thường xuyên vẫn còn nhiều khoản mua sắm các thiết bị đắt tiền quá mức mà không sử dụng hết công năng; chi hội thảo, hội nghị, khánh tiết, kỷ niệm còn dềnh dàng và tổ chức hoành tráng gây tốn kém. Nhiều khoản chi khá lớn không sử dụng hết phải hủy bỏ gây lãng phí nguồn lực trong khi còn nhiều khoản chi khác đang thiếu vốn.

Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài khoá chính là yêu cầu xuyên suốt của QH, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong đó phải đảm bảo chi chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; hỗ trợ tốt nhất cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Luật NSNN năm 2015 đã phân cấp mạnh mẽ quyền hạn, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách cho các bộ, ngành, địa phương. Theo đó, ở khâu dự toán, các bộ, ngành, địa phương lập dự toán chi trên cơ sở nhiệm vụ được giao, thực hiện phân bổ ngân sách đến từng đơn vị sử dụng ngân sách và phải chịu trách nhiệm trước mỗi quyết định chi tiêu của mình./.

Minh Anh

很赞哦!(314)