Trong đó,ườiđiquotchânđấtquottrênthươngtrườsố liệu thống kê về rennes gặp stade de reims cuộc “cách mạng” trứng sạch do bà khơi mào đã cứu số phận của toàn ngành trứng được tính vào chữ tâm, bởi động lực của nó không chỉ vì kinh tế gia đình, mà còn là nỗi lo người nông dân phá sản.
Bà Ba Huân khá bất ngờ trước tin mình vinh dự được The International Alliance for Women (TIAW) chọn để trao giải thưởng “100 người phụ nữ nổi bật của năm 2012” (TIAW World of Difference 100 Awards) vì những đóng góp tích cực cho xã hội, giúp nhiều phụ nữ phát triển kinh tế.
Đi lên từ việc kế nghiệp buôn trứng của gia đình, lại chẳng được đào tạo bài bản, chỉ biết kinh doanh bằng kinh nghiệm và sự cố gắng, được thị trường trong nước đón nhận, với bà đã là đủ, nên những giải thưởng chỉ là những lá hoa của cuộc đời.
Tuy nhiên, với giải thưởng này, bà quyết định sẽ sang Mỹ đón nhận, bởi ngoài phần vinh danh bà có khoảng 5 phút để nói về mình. Và, thay vì nói về mình, bà sẽ nói về phụ nữ Việt Nam cùng những khó khăn họ đang phải đối đầu.
Bà Phạm Thị Huân - Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân. Ảnh: Công Toại |
Cái tâm của doanh nghiệp
Trước thềm Ngày Doanh nhân Việt Nam, cùng với danh hiệu Doanh nhân TP.HCM tiêu biểu là một giải thưởng trao tặng bà vì những đóng góp cho xã hội. Cảm giác của bà khi là 1 trong 100 phụ nữ nổi bật của năm 2012?
Đã là một doanh nhân, tôi cho rằng, đóng góp cho cộng đồng là nghĩa vụ và phải tự nguyện dấn thân chứ không phải làm để được tưởng thưởng. Do vậy, những giải thưởng, đối với tôi, mang tính chất khích lệ.
Là người đi trong thương trường với hai bàn chân đất, may mắn được các tổ chức vinh danh, tôi rất vui, nhưng được xã hội nhìn nhận, đó mới thực sự là một niềm hạnh phúc.
Tôi nhớ lần đưa con sang Mỹ chữa bệnh, tại sân bay, một kiều bào đã nhận ra “bà Ba Huân” và đến chào, hỏi thăm sức khỏe. Lúc đó tôi thực sự hạnh phúc vì thấy mình không bị chìm khuất trong cộng đồng, điều đó còn chứng tỏ sản phẩm của tôi đã đến được với rất nhiều người.
Trong tiêu chí của giải thưởng này có một yếu tố khiến tôi chú ý, đó là việc giúp nhiều phụ nữ phát triển kinh tế. Đây chính là nguyện vọng và con đường mà tôi theo đuổi bấy lâu nay.
Đã quen với những cuộc gặp gỡ quy mô quốc tế, chuyến đi đến Mỹ nhận giải thưởng vào hạ tuần tháng 10 sắp tới chắc cũng không khiến bà hồi hộp?
Tôi có dịp đi nhiều, có mặt cùng các cán bộ lãnh đạo Nhà nước trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc tế, nhưng lần này, tôi được cho biết mỗi người được vinh danh tại giải thưởng sẽ có khoảng 5 phút để tự giới thiệu về mình.
Tôi thì như mọi người đã biết, nghĩ sao nói vậy. Đứng trên sân khấu nhận giải, tôi chỉ mong được nói về phụ nữ nước mình.
Tiếng là bình đẳng giới nhưng nhìn xung quanh tôi vẫn thấy nhiều phụ nữ còn khổ quá. Không ít lần tôi gặp các chị bơi xuồng trong mưa để bán từng quả trứng khi trên người chỉ quàng miếng nylon che mưa.
Tôi sẽ nói, phụ nữ Việt Nam cái gì cũng phải gánh vác, nguyên nhân tất nhiên là nhiều. Tôi sẽ kiến nghị để làm điều gì đó cho họ.
Từ kiến nghị đến được đáp ứng là một câu chuyện dài, thưa bà?
Tôi cũng biết thế nhưng lâu còn hơn là không bao giờ. Bản thân tôi cứ cố gắng trong khả năng của mình, tôi đưa con giống tốt đến với bà con vùng sâu, vùng xa, để họ chăn nuôi, cải thiện kinh tế.
Cứ mỗi khi nghe họ khoe: “Cô Ba, chị Ba ơi, nhà tôi có thêm cái tivi, mua được cái xe máy, con tôi vừa nhận được danh hiệu học sinh giỏi...” là tôi mát cả ruột gan. Vậy là lại gắng sức giúp đỡ nhiều người hơn nữa, đó chính là động lực để tôi phấn đấu, làm việc không biết mệt mỏi.
Sự nhiệt thành của bà phải chăng xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa nào đó?
Là người từng trải nên tôi hiểu rõ cái khổ và những mong mỏi của người nghèo. Nhìn cái móng chân thối của người phụ nữ bán trứng cho mình, mà tôi chạnh lòng. Tôi lại nhớ đến những ngày xưa kia mình cũng tất tả như vậy. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ phải tìm mọi cách để mẹ được no ấm, các em được học hành...
Ở đâu cũng có người khổ, cần giúp đỡ cả, bà chỉ tập trung giúp phụ nữ vùng sâu, vùng xa thì chưa đủ?
Tất nhiên, mình tôi thì làm sao xuể nên giúp được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Đối với phụ nữ thành thị, tôi chia sẻ với họ về nỗi lo “bão giá”.
Trứng Ba Huân luôn là mặt hàng nằm trong danh mục hàng bình ổn giá. Không chỉ giảm giá ở các siêu thị, tôi còn cho tổ chức các điểm bán trứng bình ổn giá ở các chợ để phục vụ rộng rãi người mua.
Không chỉ có Ba Huân, khá nhiều doanh nghiệp Việt cũng tham gia chương trình bình ổn giá. Việc bán hàng giá thấp như thế về lâu về dài có ảnh hưởng đến “sức khỏe” doanh nghiệp không, thưa bà?
Khi điều tiết giá, đúng là doanh nghiệp phải hy sinh một phần lợi nhuận của mình, nhưng đổi lại sức mua không giảm, khả năng cạnh tranh cũng cao hơn so với các doanh nghiệp khác.
Sau này, khi kinh tế hồi phục, doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi nhờ hình ảnh của mình đã quen thuộc với người tiêu dùng.
Cái tình với công nhân
Gắn bó với nghiệp buôn bán trứng, một năm có hai “mùa” khiến bà quá tải: tết Nguyên đán và tết Trung thu. Ở cái tuổi ngũ tuần nhưng bà vẫn phải làm việc gấp đôi, gấp ba bình thường.
Nhu cầu tiêu thụ trứng của thị trường hai mùa này khá lớn, công nhân xưởng trứng làm đến lúc nào, bà làm đến lúc ấy.
Chuyện ghi được ở một buổi cơm chiều: khi bước ra khỏi phòng làm việc, thấy số công nhân chuẩn bị dùng cơm nhiều hơn hẳn số người làm ca đêm, bà lẳng lặng chọn cổng sau để ra ngoài, vừa đi vừa tủm tỉm cười.
“Nếu thấy tôi, những người không làm ca đêm nhưng vẫn ở lại dùng cơm công ty sẽ ngại, không dám tiếp tục ăn, hoặc ăn thì cũng không ngon miệng vì lo tôi đã phát hiện”, bà bảo vậy.
Đến tận bây giờ, mọi người vẫn nhắc đến bà là người đầu tiên “sạch hóa” trứng gia cầm bằng một dây chuyền hiện đại nhập từ Hà Lan. Nay, thị trường đã mở rộng, nhiều người đã chọn cách làm này và Ba Huân không còn lợi thế độc quyền, bà lấy thế mạnh nào để cạnh tranh?
Trong buổi giao lưu với chủ đề “Doanh nhân và tri thức” mà tôi có dịp tham dự, mọi người hỏi và tôi cũng chẳng ngại khi thừa nhận tôi là doanh nhân nhưng vẫn thiếu tri thức vì chẳng được đào tạo bài bản.
Tôi kinh doanh chỉ bằng cái tâm của mình. Điều này vô tình giúp tôi được nhiều người thương và không nỡ làm điều xấu với mình.
Ngày trước, vì chén cơm manh áo của gia đình mà tôi phải dấn thân. Ngày nay, khi gia đình đã đề huề, yên ổn, tôi tiếp tục dấn thân vì còn nhiều người trông đợi ở mình.
Bán nhà xưởng, lặn lội ra nước ngoài khi tiếng Anh một chữ bẻ đôi không biết, nhưng nghĩ đến từng thúng trứng của người nuôi nếu bỏ đi là thu nhập của họ cũng mất sạch, mà tôi không ngại.
Trong thương thảo, tôi cũng nói rõ với đối tác rằng giúp được tôi thì giúp, mà giúp tôi nghĩa là giúp rất nhiều nông dân ở phía sau tôi. Cách làm này của tôi tuy chân phương, không sách vở nào bày vẽ cả nhưng lại có tác dụng.
Các đối tác cung cấp dây chuyền xử lý trứng cho tôi khen tôi “trả giá khéo” trong khi tôi chỉ thành thật nói ra những điều như thế.
Kinh doanh theo cảm tính và hình như cách bà chọn người cũng cảm tính như thế?
Tôi không ngại tuyển những người đã về hưu cùng làm việc với mình. Ai cũng có thể đóng góp cho công việc nếu họ có đam mê và được tạo điều kiện.
Ở Ba Huân, không chỉ có những người lớn tuổi như tôi mà còn có thế hệ trẻ, chúng tôi kết hợp cả hai thế mạnh là kinh nghiệm và sự nhiệt huyết.
Nhưng mâu thuẫn về quan niệm, nhất là trong kinh doanh, giữa hai thế hệ có thể rất lớn, thưa bà?
Vấn đề của người điều hành là phải dung hòa được sự mâu thuẫn đó. Tôi thường nhắc nhân viên: Có kiến thức, có sự năng động của tuổi trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm cũng sẽ phát triển chậm, chi bằng hợp tác cùng nhau.
Cách dung hòa cũng đơn giản lắm, cứ đưa họ về chung một mục tiêu, một quyền lợi. Nhân viên của tôi cũng biết ý tôi, cái gì đúng với lương tâm thì làm.
Có nhiều nhân viên gắn bó với tôi hơn 10 năm trời nhưng chưa bao giờ phàn nàn điều gì về công ty. Để được như thế, phải tạo được môi trường làm việc đoàn kết, yêu thương nhau.
Tôi thường chia sẻ rất nhiều với nhân viên về công việc, về cuộc sống. Có những lần đi nước ngoài về, tôi tập hợp nhân viên lại, kể cho họ nghe mình học được cái gì, cảm thấy ra sao về cách làm, cách sống ở xứ người...
Những ngày công nhân phải tăng ca tôi cũng ở lại làm với họ và đích thân đi mua đồ ăn khuya cho họ. Mình xem họ như người thân thì họ cũng làm việc cho mình như cho chính gia đình họ.
Cái nghĩa với cuộc đời
Lập gia đình ở tuổi đôi mươi, không được may mắn về đường con cái, dường như tất cả thử thách cay đắng đều đổ lên vai bà. Nhưng có điều kỳ lạ là chưa bao giờ bà gục ngã trước nghịch cảnh hay than thân trách phận, bởi bà có một niềm tin vững chắc vào tình người...
Nếu có một tối giao thừa nào đấy, bắt gặp bà ở một bệnh viện thì đừng ngạc nhiên, vì đó là thói quen của bà: đến bệnh viện chúc Tết, lì xì lấy hên cho những bệnh nhân ung thư, nhiễm HIV... bất hạnh.
Ở tuổi của bà, gắng sức cùng những người trẻ như thế sẽ rất nhanh “quá tải”?
Ai nói nghề buôn bán trứng ăn nên làm ra, chứ với tôi, nếu không có tâm thì không thể theo đuổi được. Một năm 365 ngày tôi chỉ được nghỉ duy nhất một ngày là mùng 1 tết Nguyên đán để đi chùa cầu an.
Những ngày còn lại phải làm việc liên tục vì thị trường trứng chưa bao giờ chững lại. Trung thu còn mệt hơn cả tết vì nhu cầu trứng để làm bánh tăng mạnh. Tôi không biết khả năng mình đến đâu nhưng cứ làm hết sức.
Làm việc với cường độ như thế, làm sao bà có thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động?
Tôi sống đơn giản lắm. Mỗi sáng một ly cà phê rồi bắt tay vào làm việc, lăn lóc cùng công nhân, kiểm tra sản xuất... Tôi chẳng có chuyến đi nghỉ dưỡng nào cho riêng mình, mà chỉ là đi lo công việc.
Từ bé đến giờ, tôi được đi chơi Đà Lạt đúng một lần, Nha Trang tôi còn chưa đặt chân đến...
Cách sống ấy sẽ khiến nhiều người thắc mắc bà phấn đấu vì điều gì cho riêng mình?
Với những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình, giờ đây tôi không dám ước mơ gì nhiều. Nhưng tôi tự hào vì cho đến giờ, tôi chưa một lần phải hối hận về bất cứ điều gì mình làm.
Tôi cố gắng làm điều tốt cho cộng đồng với mong ước duy nhất là sau này, khi tôi nằm xuống, các con em của tôi cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng.
Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!
Theo Doanh nhân Sài Gòn