Hôm nay (20/1),ầnbiếnhànhtỏiHảiDươngthànhkimchitrongbữaăncủangườiViệu21 wigan tại cánh đồng thôn Đích Sơn, xã Hiệp Hòa (Kinh Môn, Hải Dương) diễn ra Lễ hội thu hoạch hành, tỏi. Đây là vùng đất được ví như thủ phủ hành, tỏi của cả nước. Lễ hội không chỉ giới thiệu tiềm năng nông nghiệp nơi đây mà còn góp phần nâng tầm thương hiệu nông sản, tạo dựng hình ảnh ấn tượng để phát triển du lịch nông thôn.
Điểm nhấn của lễ hội là Hội thi thu hoạch hành, tỏi diễn ra giữa nông dân 3 thôn: Đích Sơn, An Bộ và Châu Bộ của xã Hiệp Hoà. Mỗi đội thu hoạch 1 luống hành trong vòng 10 phút, gồm cả việc bó hành.
Kết quả, đội Đồng xanh giành giải thu hoạch nhanh nhất; đội Thần tốc có củ hành to nhất và đội Hương quê có bó hành đẹp nhất.
Về dự và cổ vũ cho hội thi, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan bày tỏ sự ấn tượng với lễ hội trong lần đầu tổ chức. Ông chia sẻ, bản thân được truyền cảm hứng từ không khí lao động trên những cánh đồng xanh mướt của người nông dân Kinh Môn.
Theo Bộ trưởng, tiềm năng phát triển nông nghiệp của Kinh Môn và Hải Dương cần có sự chung tay giữa doanh nghiệp, nông dân và chính quyền để nâng tầm giá trị nông sản. Đặc biệt, mỗi người dân Kinh Môn nói riêng và Hải Dương nói chung phải là một đại sứ thương hiệu cho cây hành, cây tỏi.
Ông kỳ vọng trong tương lai, mỗi người nông dân không chỉ tự hào về cây đặc sản báu vật của địa phương mà cần lan tỏa để từ đó kích hoạt sức sống và mang lại những giá trị mới. Đây là đích đến nhằm tạo ra những vùng nông thôn đầy sức sống và đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
“Người Hàn Quốc đã biến cải thảo thành món kim chi nổi tiếng. Bữa ăn nào của họ cũng có kim chi. Khách nào tới, kim chi cũng được mang ra để tiếp đãi cùng với các thực phẩm khác”, Bộ trưởng nói và gợi mở, Hải Dương cũng cần biến củ hành, củ tỏi giàu dinh dưỡng, nhiều tác dụng cho sức khoẻ… thành “kim chi” của người Việt.
Tại lễ hội, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng cho biết, Hải Dương là vùng đất trù phú, màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2023, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 22.550 tỷ đồng, đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Hồng. Giá trị thu hoạch trên đất nông nghiệp của Hải Dương 198,6 triệu đồng/ha/năm.
Kinh Môn được ví là thủ phủ hành tỏi của cả nước. Hiện nay, toàn bộ 23 xã, phường của thị xã đều trồng hành, tỏi. Mỗi năm, sản lượng hành đạt khoảng 100.000 tấn, tỏi tươi 4.000 tấn.
Năm 2017, hành và tỏi Kinh Môn đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể; năm 2018 là Sản phẩm thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Hành, tỏi được trồng trên vùng đất bán sơn địa, bồi đắp bởi phù sa sông Kinh Thầy.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương mong lễ hội thu hoạch hành, tỏi lần đầu tiên được tổ chức mang đến trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách, cổ vũ động viên ngành sản xuất nông nghiệp, khẳng định và tôn vinh giá trị hành, tỏi Kinh Môn.
Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 6.500ha trồng hành, tỏi. Trong đó, 95% diện tích hành, tỏi lấy củ.
Tại lễ hội cũng diễn ra lễ ký kết ghi nhớ tiêu thụ hành giữa các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của Kinh Môn với doanh nghiệp thương mại điện tử, hệ thống siêu thị, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Hiện nay, ngoài bán ăn tươi, hành và tỏi ở Kinh Môn còn được chế biến thành nhiều sản phẩm khác như: hành chiên, tỏi đen, rượu tỏi…
Các nông sản này đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Anh, Mỹ… góp phần đem lại giá trị thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp của Kinh Môn đạt trên 300 triệu đồng, ông Thắng thông tin.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Để củ hành, củ tỏi Kinh Môn không chỉ là một loại gia vịChuỗi giá trị ngành hàng hành, tỏi từ giống, quy trình canh tác, thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến sâu, đóng gói gắn với nhãn hiệu có truy xuất nguồn gốc giá sẽ càng cao hơn. Đó chính là tư duy kinh tế nông nghiệp.