【kết quả trận cadiz】Nga rơi máy bay ném bom siêu thanh, một thành viên phi hành đoàn thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/7/2024: Ukraine muốn sở hữu máy bay ném bom Tu-22 của Nga như thế nào?ơimáybaynémbomsiêuthanhmộtthànhviênphihànhđoànthiệtmạkết quả trận cadiz Brazil: Tìm thấy hộp đen máy bay rơi tự do khiến toàn bộ 61 người thiệt mạng Trước vụ rơi máy bay gần Moscow, Sukhoi Superjet 100 nhiều lần gặp họa khiến hàng chục người thiệt mạng

Ngày 15/8, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận một máy bay ném bom tầm xa siêu thanh Tupolev Tu-22M3 thuộc Không quân Nga đã bị rơi ở vùng Irkutsk, đông nam Siberia.

Sự cố nghiêm trọng này xảy ra trong chuyến bay vào khoảng 10 giờ tối giờ địa phương ngày 15/8. Một trong các động cơ của máy bay phản lực dường như đã bốc cháy giữa không trung do nghi ngờ có trục trặc kỹ thuật.

Hiện trường vụ rơi máy bay (Hình ảnh cắt từ clip)
Hiện trường vụ rơi máy bay (Hình ảnh cắt từ clip)

Phi hành đoàn đã cố gắng điều khiển máy bay rơi ra khỏi khu dân cư, đảm bảo không có thương vong cho dân thường hoặc thiệt hại nào trên mặt đất.

Theo chính quyền địa phương, ba phi công thoát hiểm đầu tiên được tìm thấy còn sống và trong tình trạng "ổn định". Trong khi đó, cơ trưởng, người cuối cùng rời khỏi máy bay, được cho là đã bị gãy chân.

Bốn phi công đã được đưa vào bệnh viện với các mức độ thương tích khác nhau, nhưng một người đã tử vong vì vết thương quá nặng, Thống đốc vùng Irkutsk Igor Kobzev cho biết vào sáng sớm 16/8, trích dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng.

"Tôi vô cùng tiếc nuối khi một trong những phi công đã không qua khỏi", ông Kobzev nói và cho biết thêm: "Xin gửi lời chia buồn chân thành nhất tới gia đình và bạn bè của phi công đã khuất. Đây là một mất mát to lớn".

Các lời kể của nhân chứng và cảnh quay do cư dân địa phương ghi lại cho thấy vụ tai nạn xảy ra ở một khu vực vắng vẻ. Một số video cho thấy máy bay đang bốc cháy và rơi xuống, trong khi những video khác ghi lại nhiều vụ nổ nhỏ tại địa điểm rơi máy bay.

Tupolev Tu-22M3 là phiên bản hiện đại của máy bay ném bom chiến lược tầm xa siêu thanh có khả năng mang vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng vào những năm 1970. Chiếc máy bay gặp nạn không phải là phiên bản M3M mới nhất với hệ thống điện tử hàng không và radar được nâng cấp; không rõ liệu máy bay phản lực này có trải qua bất kỳ nâng cấp nào khác hay không.