【nhận định bayern munich hôm nay】Tiêu chuẩn quốc tế mới cho ứng dụng, phát triển và sử dụng AI

Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 5339:2024 (“ISO 5339”) được công bố vào đầu năm 2024 với mục đích thiết lập một khuôn khổ chung mà các bên liên quan có thể sử dụng để cung cấp câu trả lời cho câu hỏi: “Đặc điểm và những cân nhắc trong ứng dụng AI là gì?êuchuẩnquốctếmớichoứngdụngpháttriểnvàsửdụnhận định bayern munich hôm nay”. Tiêu chuẩn ISO 5339 sẽ tạo điều kiện cho sự tham gia nhất quán của các bên liên quan trong suốt vòng đời của hệ thống AI, thúc đẩy phát triển và triển khai AI có trách nhiệm.

Bản tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về việc xác định bối cảnh, cơ hội và quy trình liên quan đến việc phát triển và triển khai các ứng dụng AI. "Ứng dụng AI" được định nghĩa trong tiêu chuẩn là quá trình sử dụng AI với các đặc điểm chức năng hoạt động phù hợp với từng bối cảnh khác nhau để mang lại kết quả mong muốn.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 5339:2024 cung cấp một bản quy trình hoàn chỉnh cho ứng dụng AI

ISO 5339 cung cấp góc nhìn mới hơn, nâng cao về bối cảnh ứng dụng AI, đề cao vai trò của các bên liên quan, mối quan hệ của giữa bên sử dụng và ứng dụng AI cùng như một vòng đời trong ứng dụng này là bao lâu, có khả năng lặp lại hay không ? Việc ứng dụng tiêu chuẩn này trong các lĩnh vực đời sống sẽ giúp các bên liên quan có được sự hiểu biết chung về các ứng dụng AI, cách chúng hoạt động và các lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn liên quan đến chúng. Điều này sẽ thúc đẩy sự hợp tác, sự tham gia và sự chấp nhận hiệu quả giữa các bên khác nhau tham gia vào các ứng dụng AI.

Mặt khác, tiêu chuẩn ISO 5339 hướng đến mục tiêu tăng cường sự giao tiếp và chấp nhận giữa bên liên quan bằng cách cung cấp một khuôn khổ bao gồm các quan điểm “tạo ra”, “sử dụng” và “tác động” của cả hệ thống AI. Tiêu chuẩn  ISO 5339 bổ sung cho các tiêu chuẩn ISO hiện có liên quan đến trí tuệ nhân tạo như ISO 42001, ISO 38507 và ISO 23894, lần lượt giải quyết vấn đề như: Sử dụng AI có trách nhiệm, ý nghĩa quản trị và quản lý rủi ro AI.

Trong bản tiêu chuẩn ISO 5539 có đề cập đến ba chủ đề chính:

Một là, cách tiếp cận để thiết lập các bên liên quan, bối cảnh, đặc điểm chức năng và phi chức năng của ứng dụng AI. Các đặc điểm phi chức năng ở đây được hiểu là độ tin cậy, đạo đức, mối quan tâm của xã hội, quản lý rủi ro, bảo mật, quyền riêng tư và khả năng giải thích.

Hai là, khuôn khổ ứng dụng AI có thể được sử dụng để trả lời câu hỏi: “Đặc điểm và những cân nhắc trong ứng dụng AI là gì?”.

Cuối cùng là, hướng dẫn cho các ứng dụng AI dựa trên quan điểm “tạo ra”, “sử dụng” và “tác động”.

Có thể nói, tiêu chuẩn ISO 5339 đã cung cấp một quy trình toàn diện và hoàn chỉnh cho các bên liên quan đến AI tham gia vào quá trình phát triển, triển khai, vận hành và giám sát các ứng dụng AI. Bằng cách xem xét các khía cạnh khác nhau được nêu trong tiêu chuẩn, chẳng hạn như mục đích, đặc điểm, hiệu suất, rủi ro và lợi ích, các bên liên quan có thể đảm bảo tuân thủ về mặt đạo đức, pháp lý và xã hội. Tiêu chuẩn này thúc đẩy sự phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ tốt nhất hiện có, bao gồm các tiêu chuẩn ISO khác và giúp các công ty công nghệ xác định các lĩnh vực cần cải thiện.

Mặc dù ISO 5339 không đề cập cụ thể đến AI tạo sinh, nhưng quy trình, khái niệm và khuôn khổ này không phụ thuộc vào công nghệ và có thể được áp dụng cho các ứng dụng và bối cảnh AI tạo sinh.

Bảo Linh