Kim (thứ 3 từ phải sang) và các thành viên trong gia đình. |
Ngày 3/7 mới đây,ựubinhMỹgặplạicongáigốcViệtsaunănhận định bayer leverkusen vs căn nhà nhỏ của ông bà Rob Lee và Mary Irene chật kín các thành viên trong gia đình. Mỗi khi có một chiếc xe rẽ vào, mọi ánh mắt lại đổ dồn về phía tài xế. Họ đang chờ đợi một người ruột thịt thất lạc lần đầu tiên được gặp mặt.
Ông Rob Lee là một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam và đã có 4 người con.
Trước khi bài xét nghiệm DNA được tiến hành, ông vẫn không hề biết đến sự tồn tại của đứa con gái này.
Kim Remzi được sinh ra ở Việt Nam. Cô sang Mỹ lúc 3 tháng tuổi cùng mẹ và bố người Philippines. Kim không phải con đẻ của người đàn ông này, nhưng cả hai đều không nói sự thật với Kim cho tới khi cô thực hiện một bài kiểm tra DNA vào cuối năm 2019.
“Suốt 48 năm, tôi đã nghĩ rằng mình là con lai Việt Nam và Philippines. Khi cầm kết quả trên tay, tôi nhìn thấy dòng chữ “châu Á”, sau đó nhìn xuống dưới, tôi thấy “49,6% người châu Âu”. Lúc đó, tôi đã rất sốc”.
Ông Rob Lee, hiện 76 tuổi, đang sống ở Minerva (Mỹ). Ông từng tham gia quân đội năm 1965 lúc ông mới 22 tuổi.
Năm 1969, ông bỏ lại người vợ trẻ để sang Việt Nam. Ông được giao nhiệm vụ ở biên giới phía Nam giáp ranh với Campuchia - gần thành phố Cần Thơ.
Một đêm tháng 7 năm 1970, Lee gặp một nữ bồi bàn ở nhà hàng - người mà sau này là mẹ của Kim. Ông không nhớ chi tiết và cũng không bao giờ biết được rằng mình sẽ là cha của một đứa trẻ sau đêm đó.
Trở về Mỹ, Lee và vợ tái hợp, có với nhau 4 người con. Sau chiến tranh, quan điểm chính trị của Lee đã thay đổi. Ông phẫn nộ với quân đội Mỹ vì đã hành xử sai với Việt Nam. Với ông, đó là một cuộc chiến dựa trên sự dối trá và tham lam. Dù vậy, ông yêu việc trở thành một người lính và đã xây dựng sự nghiệp trong quân đội. Ông về hưu năm 1991 với quân hàm trung tá.
Kim nói rằng cô biết rất ít về cuộc sống của mẹ ở Việt Nam. Bà không bao giờ kể về khoảng thời gian đó.
Khi gia đình cô chuyển sang Mỹ, mẹ cô đã bỏ lại một đứa con ở Việt Nam. Đó là chị gái cùng mẹ khác cha với Kim, cũng là con một người lính Mỹ. Người chị gái được bà ngoại nuôi dưỡng.
Khi sang Mỹ, mẹ Kim và bố người Philippines sinh thêm 2 người con. Cô và các em trông rất giống nhau. Bố cô cũng không bao giờ đối xử khác biệt giữa các em với Kim. Nhưng sau đó, hôn nhân của 2 người không hạnh phúc. Họ ly dị năm Kim 12 tuổi.
Mẹ cô làm bồi bàn trong một căn cứ quân đội nơi họ sống. Vài năm sau, em gái Kim qua đời sau một cơn hen suyễn. Cô chuyển ra sống riêng năm 17 tuổi và sinh con đầu lòng năm 19 tuổi.
Mùa đông năm ngoái, Kim và các đồng nghiệp mua được một bộ “kit” giảm giá để phân tích DNA đề phòng rủi ro sức khỏe cũng như kiểm tra gia phả.
Cầm kết quả xét nghiệm trên tay, Kim đã sốc khi biết mình có một người em trai cùng cha khác mẹ và một cháu gái ruột. Cô tìm cách liên hệ với người em trai. Cùng lúc đó, cô cũng mang thắc mắc này đi hỏi mẹ, năm nay đã 69 tuổi, hiện sống ở Virginia (Mỹ).
Cô chọn thời điểm chỉ có mình và mẹ trong xe. Nhìn vào gương chiếu hậu, Kim nói: “Con không giận. Nhưng con muốn biết, bố đẻ của con có biết đến sự tồn tại của con không? Và người con vẫn gọi là bố có biết rằng con không phải con đẻ ông ấy không?”
Lúc đầu, mẹ cô đã phủ nhận và gọi việc kiểm tra DNA là lãng phí tiền bạc. Nhưng cuối cùng, bà cũng thừa nhận đó là sự thật. Bà quyết không cung cấp thêm bất cứ thông tin gì.
Kim và bố đẻ gặp nhau. |
Brian - người em trai cùng cha khác mẹ chính là đầu mối của Kim. Khi Brian báo tin cho bố, ông Lee đã rất choáng váng. Nhưng gia đình ông nói rằng, cú sốc nhanh chóng chuyển sang niềm vui.
“Chúng tôi là một gia đình gắn bó và yêu thương” – một người em của Kim nói.
Ông Rob Lee thì tâm sự, cách đây 10 năm, ông mất đi cô con gái vì bệnh ung thư. Khi tìm được Kim, ông cảm thấy như mình được bù đắp một cô con gái khác.
Người phụ nữ gốc Việt tìm được ba chị em cùng cha sau 47 năm
Sau 20 năm đi tìm nguồn cội của mình, cuối cùng cô gái gốc Việt đã tìm được gia đình.