【bxh nữ】Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả mùa nắng nóng
EVNNPC đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện |
Miền Bắc và miền Trung đang bước vào giai đoạn nắng nóng,ậpđoànĐiệnlựcViệtNamTuyêntruyềnsửdụngđiệntiếtkiệmhiệuquảmùanắngnóbxh nữ nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng cao. Cùng với các giải pháp đảm bảo cung cấp điện ổn định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện những giải pháp tiết kiệm điện.
Nhu cầu tăng cao
Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), 6 đầu năm, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thông đạt 134,7 tỷ kWh, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ riêng trưa ngày 21/6/2022, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 45.000 MW và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới với 45.528 MW. Công suất tiêu thụ điện của riêng khu vực miền Bắc cũng đã lập mức kỷ lục mới, với công suất đỉnh của miền Bắc 22.330 MW vào trưa ngày 21/6/2022; sản lượng tiêu thụ trong ngày này của miền Bắc cũng lên mức đỉnh mới 495 triệu kWh.
Công nhân Công ty Điện lực Hưng Yên hướng dẫn khách hàng sử dụng điện tiết kiệm |
Như vậy, nếu so với mức trung bình của tuần trước đó, công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia ngày 21/6/2022 đã tăng tới hơn 6500 MW. Đối với riêng miền Bắc, công suất đỉnh cũng đã tăng hơn 5200 MW - tương đương tăng gần 31% so với mức trung bình tuần trước đó.
Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết: Đáng lo ngại, việc giá nhiên liệu đang tăng, giá xăng dầu biến động, giá khí cũng tăng, nên chi phí đầu vào đang là vấn đề rất thách thức của EVN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, phương thức vận hành hệ thống điện đã và đang chuyển đổi mạnh nên nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt càng ngày càng cao khiến công suất tiêu thụ điện lập kỷ lục mới.
Tăng cường các giải pháp tiết kiệm điện
Bên cạnh các giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho mùa nắng nóng như tăng cường quản lý, vận hành, huy động nguồn điện hợp lý; rà soát sửa chữa lưới điện của các địa phương; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án…, EVN đã đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả đến từng đối tượng khách hàng.
Cụ thể, các doanh nghiệp cần bố trí hợp lý ca sản xuất hoặc dây chuyền tiêu thụ nhiều điện vào giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí tiêu thụ. Đồng thời, doanh nghiệp có thể lắp đặt các hệ thống máy biến tần; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên; lắp đặt đèn LED trong chiếu sáng...
Với các hộ gia đình, nên sử dụng đèn LED tiết kiệm điện; đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa, nên để điều hòa ở nhiệt độ 25 - 280C; tủ lạnh không nên để quá nhiều thực phẩm, không nên đóng mở tủ quá nhiều lần; bảo dưỡng, vệ sinh các thiết bị điện thường xuyên; rút các đồ điện tử ra khỏi ổ điện khi không sử dụng; sử dụng các thiết bị có công nghệ tiết kiệm điện inverter; tận dụng tối đa nguồn ánh sáng và gió từ môi trường tự nhiên...
Để đạt được các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, theo ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), cần đẩy mạnh thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; có giải pháp về tài chính hỗ trợ các dự án đầu tư công nghệ hiệu suất năng lượng cao không chỉ từ ngân sách nhà nước mà còn từ khối tư nhân; thúc đẩy phát triển mô hình thị trường năng lượng… Đồng thời, tiếp tục nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân thông qua tuyên truyền, nâng cao năng lực, trình độ cho các đơn vị sử dụng năng lượng.
Việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam chưa hiệu quả. Hiện nay,chỉ số cường độ năng lượng sơ cấp Việt Nam khoảng 400 TOE mới tạo 1000 USD/GDP, cao hơn 30% so với Thái Lan, 60% so với Malaysia, gấp 4 - 5 lần các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ. Hệ số đàn hồi điện của Việt Nam vẫn đang ở mức 1,3 - 1,4, chứng tỏ sử dụng năng lượng còn lãng phí. |