Ở Nam Phi,ếtàisảnđượcđánhtrêntấtcảcácloạiđấbdkq a thuế tài sản là một loại thuế địa phương. Ở các thành phố, hội đồng thành phố thực hiện việc thu thuế tài sản, còn các vùng khác, thu thuế tài sản thuộc nhiệm vụ của chính quyền xã phường. Chính quyền quận huyện chỉ thực hiện thu thuế tài sản ở những vùng không có cấp chính quyền xã phường. Tuy nhiên, chính quyền trung ương và chính quyền cấp tỉnh quy định việc đánh thuế, định giá và thu thuế tài sản.
Tại Quốc gia này, đối tượng nộp thuế tài sản là chủ sở hữu của bất động sản. Thuế tài sản được đánh trên tất cả các loại đất (đất ở, đất thương mại, đất công nghiệp, đất nông nghiệp và đất chính phủ) và những tài sản gắn liền với đất. Cơ sở đánh thuế tài sản bao gồm cả đất thuộc sở hữu của chính quyền địa phương và đất bỏ hoang. Mặc dù về nguyên tắc, cơ sở đánh thuế bao gồm cả đất nông thôn (đất ngoài phạm vi khu vực đô thị) nhưng nhiều chính quyền địa phương chưa thực hiện đầy đủ việc thu thuế tài sản ở khu vực nông thôn trong phạm vi địa phương mình quản lý.
Trong cách định giá tài sản, ở Nam Phi, chính quyền địa phương có thể lựa chọn ít nhất hai trong số cơ sở đánh thuế sau: xếp hạng về vị trí (chỉ xếp hạng đất); xếp hạng nhà (xếp hạng công trình gắn liền với đất); xếp hạng tổng hợp (xếp hạng cả đất và công trình gắn liền với đất nhưng theo các mức khác nhau).
Các địa phương có thể lựa chọn trong các cơ sở đánh thuế nêu trên nhưng dù áp dụng cơ sở nào thì việc xác định giá trị cũng phải bao gồm giá trị đất, giá trị tài sản gắn liền với đất và tổng giá trị tài sản. Thông thường, cơ sở đánh thuế được lựa chọn là tổng giá trị tài sản, có thể bao gồm cả việc đánh giá lại một cách toàn diện tài sản, nghĩa là giá trị tính thuế phải gần với giá thị trường đối với những tài sản có giá trị tăng hay giảm quá nhiều.
Đáng chú ý, mức thuế suất thuế tài sản ở Nam Phi được xây dựng nhằm bù đắp thiếu hụt giữa nhu cầu chi và nguồn thu từ các loại thuế và nguồn thu khác. Chính quyền địa phương không được phép đặt ra các mức thuế suất khác nhau đối với các loại tài sản mà áp dụng cùng mức thuế suất phổ thông. Thay cho việc áp dụng các mức thuế suất khác nhau, chính quyền địa phương có thể áp dụng chính sách miễn, giảm thuế đối với các loại tài sản khác nhau. Biểu thuế chênh lệch chỉ được áp dụng đối với đất đai sử dụng cho các mục đích cụ thể như nông nghiệp hay khai thác mỏ.
Ở hầu hết các tỉnh thuộc Nam Phi, cuộc tổng định giá tài sản phải được thực hiện ít nhất 4 năm một lần, có hai tỉnh thực hiện 5 năm một lần. Ở một số địa phương, việc định giá tài sản không được thực hiện tốt, trong một số trường hợp việc định giá lại tài sản không được thực hiện trong 10 năm hoặc lâu hơn.
Bên cạnh đó, về việc hành thu, chính quyền địa phương có thể tính lãi đối với các khoản thuế còn nợ. Để có thể chuyển nhượng tài sản, tài sản đó phải được cấp một giấy chứng nhận đã hoàn thành việc nộp các khoản thuế. Cuối cùng, việc thu hồi và bán công khai có thể được thực hiện bởi chính quyền địa phương sau 3 năm.