Sáng 12/5,ủtướngTruyềncảmhứngđểgenZsốngđammêvàkhátvọngvươnlêkeo tbn tại Trường Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên (HSSV) lần thứ 6, do Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND TP Cần Thơ tổ chức.
Bộ GD&ĐT cho biết, sau 6 năm thực hiện đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành giáo dục.
100% các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. 90% học sinh THPT, sinh viên đại học, cao đẳng được tuyên truyền, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp.
Số lượng các cơ sở giáo dục đại học đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn tăng từ 30% cuối năm 2020 lên 48% vào cuối năm 2023, với tối thiểu 1 tín chỉ/môn học.
75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp. 60% các trường đã thành lập được các câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của các cơ sở đào tạo.
Sau 6 năm tổ chức, cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” đã nhận được hơn 1.900 dự án đến từ các cơ sở đào tạo và hơn 1.100 dự án đến từ các trường THPT, THCS trong toàn quốc. 70% các dự án đã có sản phẩm và 30% dự án là ý tưởng hoặc sản phẩm đang ở mức sản xuất thử. Chất lượng của các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp cũng ngày càng tốt hơn, được các doanh nghiệp đánh giá cao hơn.
Bộ GD-ĐT cho biết thêm, có hơn 700 dự án khởi nghiệp tham dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của HSSV năm 2024. Có 465 dự án đạt yêu cầu được tham gia vòng bán kết. 80 dự án xuất sắc nhất được lọt vào vòng bình chọn và vòng chung kết của cuộc thi.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là một động lực và nguồn lực quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Muốn có khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thì phải có con người đổi mới sáng tạo. Con người dám chấp nhận rủi ro đi vào đổi mới sáng tạo, lập nghiệp. Khởi nghiệp cần sự đam mê, quyết tâm, lòng kiên trì và sự dũng cảm vượt qua khó khăn, thử thách để hướng tới thành công.
"Tôi mong muốn tinh thần khởi nghiệp sống mãi, không có giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ. Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro, có sự đầu tư, không cầu toàn, không nóng vội", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thêm.
Theo Thủ tướng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp đã lan tỏa rộng khắp, từ thành phố đến nông thôn và đến tận các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tinh thần doanh nhân, khát vọng khởi nghiệp khởi sắc ở hầu hết các tầng lớp, thế hệ người dân, nhất là trong giới trẻ.
Thủ tướng đánh giá, qua hơn 6 năm thực hiện, Đề án 1665 đã đạt được những kết quả quan trọng như các báo cáo, ý kiến đã chỉ ra.
Người đứng đầu Chính phủ vui mừng khi các hoạt động, dự án khởi nghiệp của HSSV đều dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, dựa vào nhu cầu thị trường, của người dân, cuộc sống và dựa vào tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước, đi vào các vấn đề khó khăn, thách thức để đưa ra các giải pháp hóa giải, tháo gỡ.
"Chúng ta tự hào có nhiều HSSV Việt Nam đã đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước, được tuyển dụng làm việc tại các tập đoàn, công ty công nghệ lớn của thế giới như Facebook, Space X, Google, Quora…", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả tích cực về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong HSSV, thanh niên Việt Nam thời gian qua, đóng góp vào thành công chung của cả nước…
"Tinh thần khởi nghiệp, phong trào khởi nghiệp và kết quả khởi nghiệp đã và đang đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới– thời đại Hồ Chí Minh", Thủ tướng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, hệ sinh thái khởi nghiệp của chúng ta vẫn còn những hạn chế, bất cập.
Hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung và hệ sinh thái khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nói riêng vẫn còn hạn chế, thiếu sự gắn kết; còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực, thế giới.
Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đối với HSSV triển khai còn chậm. Hoạt động ươm tạo, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học chưa đi vào chiều sâu; hệ thống cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm chưa đầy đủ... Đồng thời, đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên sâu còn ít. Tâm lý ngại rủi ro vẫn còn trong cả đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và đội ngũ chuyên gia.
Đối với bối cảnh thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tất cả các quốc gia, khu vực.
Trong một thế giới liên tục thay đổi với những thành tựu đột phá về khoa học công nghệ, nhiều ngành, lĩnh vực mới nổi đang thu hút sự quan tâm, đầu tư trên toàn cầu như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)…
“Đây là thách thức, nhưng cũng chính là cơ hội, nếu chúng ta khai thác tốt các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước, của từng ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương và của nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ, "gen Z" với trí thông minh, sự nỗ lực, kiên trì, bền bỉ, tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên, sự quyết tâm cao và chủ động, thích ứng linh hoạt trước sự biến động của tình hình”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng lưu ý, để hoạt động khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên phát triển đột phá, thực sự trở thành phong trào rộng khắp trên cả nước, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân, doanh nghiệp; với những cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể, phù hợp, thiết thực, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài.
Đổi mới sáng tạo
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng cơ bản nhất trí với nội dung của Bộ GD-ĐT, đồng thời đề nghị Bộ cùng các cấp, ngành, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt đồng bộ, hiệu quả "1 đẩy mạnh, 2 tăng cường, 3 kết nối, 4 tập trung, 5 khuyến khích".
Thủ tướng đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai sâu rộng chương trình "Thanh niên khởi nghiệp"; trọng tâm là phát triển năng lực khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam, tham gia kiến tạo môi trường hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp phát triển đất nước trên cơ sở khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông, Thủ tướng đề nghị tổ chức triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách đã ban hành; chủ động bố trí nguồn lực, sớm xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp; xây dựng cơ chế phối hợp với doanh nghiệp để hình thành các Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp trong nhà trường.
Hỗ trợ cán bộ, giảng viên đăng ký sở hữu bằng độc quyền sáng chế; có giải pháp hỗ trợ thúc đẩy việc thành lập doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khoa học công nghệ nhằm khai thác, hoàn thiện và thương mại hóa sản phẩm.
Đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm đạt chuẩn, có nguyên vật liệu để sản xuất thử nghiệm; thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ngay trong trường đại học...
Chủ động ban hành, tham mưu ban hành các cơ chế phối hợp với doanh nghiệp xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho HSSV.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho HSSV gắn với nội dung, chương trình được định hướng cụ thể thông qua việc học, trải nghiệm ngay tại các doanh nghiêp, nhà máy, xí nghiệp, bảo đảm học đi đôi với hành.
Đối với HSSV, những chủ nhân tương lai của đất nước, Thủ tướng nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: "Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó".
Thủ tướng mong HSSV tiếp tục noi theo những tấm gương sáng của các thế hệ đi trước; luôn chăm chỉ, chuyên cần, cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt; giữ vững niềm tin, làm tròn trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội.
"Hãy sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng tình cảm của trái tim, sáng tạo của khối óc, tình cảm yêu nước nồng nàn.
Các cháu hãy luôn mang trong mình tinh thần quyết tâm: "Nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức, chấp nhận rủi ro, lập nghiệp thành công", đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước thân yêu ngày càng văn minh, giàu đẹp", Thủ tướng phát biểu.
"1 đẩy mạnh, 2 tăng cường, 3 kết nối, 4 tập trung, 5 khuyến khích" "1 đẩy mạnh"là: Đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chính sách hiện hành; đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo môi trường, điều kiện, cơ sở pháp lý thuận lợi để thanh niên, HSSV không ngừng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. "2 tăng cường"là: Tăng cường liên kết giữa các trường đại học, trường cao đẳng với các trung tâm nghiên cứu có đầy đủ trang thiết bị hiện đại giúp học sinh sinh viên có thể nghiên cứu, tạo nên những sản phẩm mẫu, tạo sự gắn kết giữa các nhóm ngành nghề thông qua sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, điều phối viên. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hợp pháp cho thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên, nhất là nguồn lực xã hội, doanh nghiệp. "3 kết nối"gồm: Kết nối các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trung tâm khởi nghiệp tại các địa phương, hình thành mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia. Kết nối các địa phương với các trường đại học trong việc đặt hàng, giao nhiệm vụ phát triển các dự án khởi nghiệp trên tinh thần giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương và mong muốn, nhu cầu của người dân, địa phương. Kết nối giáo dục khởi nghiệp từ phổ thông lên các bậc học cao hơn thành những nội dung, chương trình xuyên suốt. "4 tập trung"gồm: Tập trung nâng cao tinh thần đổi mới sáng tạo trong ngành giáo dục, trong đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên. Đổi mới từ cách nghĩ cách làm đến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và mang lại hiệu quả. Tập trung đề xuất, hình thành và phát triển các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp. Tập trung đề xuất xây dựng sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh sinh viên, thanh niên với các doanh nghiệp. Có cơ chế bảo đảm các ý tưởng dự án được bảo hộ tránh việc mất bản quyền. Tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng. "5 khuyến khích"gồm: Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị sử dụng các sản phẩm được hình thành từ các dự án khởi nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp phối hợp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng không gian trải nghiệm, không gian sáng tạo khởi nghiệp dùng chung cho các cơ sở giáo dục, gắn việc học đi đôi với hành, tránh tình trạng học trải nghiệm không có nội dung, phương pháp làm giảm hiệu quả công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm. Khuyến khích học sinh, sinh viên giảng viên tích cực tham gia các hoạt động khởi nghiệp và để thúc đẩy thương mại hóa được các sản phẩm nghiên cứu. Khuyến khích cán bộ giảng viên, đoàn viên thanh niên tích cực chủ động đổi mới sáng tạo, có cách nghĩ mới, cách làm mới để tạo ra giá trị mới, tham gia các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và giúp đỡ lẫn nhau. |