【số liệu thống kê về sc freiburg gặp bayern】Hạnh phúc sau cuộc chiến

Nguyên Huyện đội trưởng Hoàng Anh Đề (phải) và Huyện đội phó Nguyễn Thanh Thảo (trái). Ảnh chụp cuối năm 1972

Ông Hoàng Anh Đề,ạnhphúcsaucuộcchiếsố liệu thống kê về sc freiburg gặp bayern nguyên Huyện đội trưởng huyện Phú Lộc luôn tự hào “vì mình vinh dự được 2 lần làm lính của ông Thân Trọng Một” khi ông Một là Đại đội trưởng bộ đội Phú Lộc thời chống Pháp và Thành đội trưởng Huế thời chống Mỹ.

Ông Hoàng Anh Đề quê ở thôn Nam Trường, xã Vinh Hải, nay là xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, hiện sống tại 9/20 La Sơn Phu Tử, TP. Huế.

Từ năm1961-1975, ông Hoàng Anh Đề đã lần lượt trải qua các đơn vị: Tiểu đoàn 800 (Phân khu Trị-Thiên), Đại đội Bộ đội địa phương Phú Lộc, Tiểu đoàn 804 K4 (Thành đội Huế) và sau cùng là Huyện đội Phú Lộc.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông Đề đã cùng đơn vị tham chiến ở miền núi (tấn công Trung tâm Huấn luyện biệt kích Nam Đông), đồng bằng (chống càn ở Vinh Thái, đánh Chi khu quân sự Phú Thứ) và đô thị (công kích khu Tam giác Huế trong chiến dịch Xuân 1968).

Chinh chiến nhiều nơi, đến năm 1973, ông Hoàng Anh Đề được điều về làm Huyện đội trưởng huyện Phú Lộc và giữ cương vị đó cho đến ngày miền Nam được giải phóng.

Còn ông Nguyễn Thanh Thảo quê ở thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc nguyên Huyện đội phó huyện Phú Lộc tham gia bộ đội từ năm 1964, hiện đang sống tại 57 An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Đồng đội luôn ghi nhớ về hình ảnh dũng cảm, can trường của ông trong chiến đấu, như trong trận đánh vào quận lỵ Cầu Hai, khi tiếp cận điểm chốt, chỉ huy Nguyễn Văn Ngữ (quê Hương Trà đã hy sinh) hô “Trung liên: Xung phong!”. Thấy xạ thủ chần chừ, không đợi phân công, ông Thảo đã giành lấy và bắn. Địch hoảng loạn tháo chạy, ông còn rượt theo bắn cảnh cáo.

Đến tận bây giờ, nhiều người bám trụ ở Rẫm (ở xã Lộc Bình) vẫn không quên chuyện ông Thảo “mở đường máu” để về chợ Nước Ngọt thu mua gạo. Khi xuồng đang bơi qua sông Phước Hưng (xã Lộc Thủy hiện nay), máy bay của Mỹ phát hiện. Một số đề nghị “nhận xuồng” nhưng ông động viên bình tĩnh bơi vào bờ. Đúng như phán đoán, chiếc “cán gáo” quay trở lại. Đợi nó hạ thấp và đứng yên, ông giương khẩu AK và bóp cò. Nó chao đảo và sau đó rơi xuống cầu Binh, phía Nam đèo Phước Tượng...

Giữa năm 1966, ông Thảo cùng đội công tác do Phó Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Giai dẫn đầu về bám địa bàn các xã ven biển của Khu 3 xây dựng phong trào. Trong chiến dịch Xuân 1968, ông tổ chức lực lượng, phối hợp tham gia đánh chiếm các phân chi khu quân sự Vinh Giang, Vinh Hải, thôn 4 Vinh Mỹ và sau đó tiếp nhận, tổ chức huấn luyện cho trên 100 thanh niên gia nhập Quân Giải phóng.

Từ một binh nhì, Nguyễn Thanh Thảo trở thành Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Đại đội trưởng và Huyện đội phó Phú Lộc. Trước khi trở thành Huyện đội phó, ông Nguyễn Thanh Thảo có thời kỳ được cho ra miền Bắc an dưỡng và học bổ túc văn hóa. Tiếp đó, ông đã cùng E19 của Nam Hà tham gia chiến dịch giải phóng cao nguyên Boloven-Lào.

Cuối năm 1972, ông Nguyễn Thanh Thảo được cho về Nho Quan-Ninh Bình an dưỡng. Tại đây ông gặp Hoàng Anh Đề và kết nghĩa anh em. Trở về quê nhà, ông Hoàng Anh Đề được cử làm Huyện đội trưởng còn ông Nguyễn Thanh Thảo làm Huyện đội phó Phú Lộc. Họ những tưởng hòa bình sẽ được vãn hồi trên quê hương sau khi Hiệp định Paris 1973, nhưng trên thực tế, bằng kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, Nguyễn Văn Thiệu đã lệnh cho Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm. Súng tiếp tục nổ và máu vẫn còn rơi.

Không thể khoanh tay chịu đòn, Huyện đội Phú Lộc đã thành lập các đội vũ trang tuyên truyền tung về các xã hỗ trợ chiến đấu, bảo vệ vùng giáp ranh và “giữ cờ” ở vùng giải phóng, tạo thế và lực mới để bước chiến dịch Xuân-Hè 1975.

Khi chiến dịch nổ ra, Huyện đội trưởng Hoàng Anh Đề được phân công điều động bộ đội địa phương dẫn đường và phối hợp với quân chủ lực của Quân đoàn II và Quân khu Trị Thiên-Huế đánh chiếm các cứ điểm đã định ở Phú Lộc.

Còn Huyện đội phó Nguyễn Thanh Thảo được cử sang Khu 3 tổ chức, phối hợp lực lượng chiến đấu và đã giải phóng 2 xã Vinh Giang, Vinh Hải, buộc địch phải huy động 3 tiểu đoàn dù, 1 trung đoàn bộ binh... có máy bay, xe tăng yểm trợ tái chiếm.

Trên địa bàn Phú Lộc lúc đó, địch đã tái bố trí lực lượng nhằm giữ tuyến Quốc lộ 1 để lui quân về Đà Nẵng cố thủ. Nhưng đến đêm 21/3, cầu Thừa Lưu đã bị quân ta đánh sập và trưa ngày 22/3, tuyến Quốc lộ 1 từ Ràng Bò - Bạch Thạch (đoạn qua địa bàn xã Lộc Điền) bị Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 của Quân đoàn II cắt đứt.

Đường không bị khống chế, đường bộ bị chia cắt, bị truy kích, địch từ các hướng dồn về cảng Tân Mỹ (ra cửa Thuận An) và cửa Tư Hiền thoát thân. Do bị pháo quân ta khống chế và sợ chạm thủy lôi nên không có chiếc tàu nào liều lĩnh cập bến cảng Tân Mỹ. Cuối cùng, đám tàn quân này phần lớn bị Sư đoàn 324 vây bắt ở cảng Tân Mỹ và Cự Lại (Phú Vang), số còn lại dồn về Tư Hiền.

Nhưng chúng không ngờ, rạng sáng 24/3/1975, đồn Hải thuyền ở Tư Hiền đã bị quân ta tấn công.

Và chiều hôm đó, từ Rẫm, Huyện đội phó Nguyễn Thanh Thảo đưa quân vượt đầm Cầu Hai tiếp cận xóm Tùng, Vinh Hiền. Ông dùng loa kêu gọi:

- Các anh đã bị bao vây. Hàng sống, chống chết.

Đảo mắt, ông ước tính chừng 1.000 người. Để tiện quản lý, ông ra lệnh:

- Nghĩa quân, dân vệ ai về nhà nấy. Số còn lại tập trung thành 4 hàng.

Chiều tối hôm đó, có khoảng trên 300 tù binh, đủ sắc lính được đưa về chợ Vinh Hiền và sáng hôm sau họ được chuyển sang bến tàu Đá Bạc.

Tại đây, Nguyễn Thanh Thảo đã gặp lại người anh kết nghĩa- Huyện đội trưởng Hoàng Anh Đề. Họ vui mừng vì được chung sức giải phóng quê hương, nhưng nhớ thương biết bao đồng đội đã ngã xuống và không có mặt trong ngày đại thắng của dân tộc.

Bài, ảnh: Phạm Hữu Thu